Xây dựng xã hội học tập
Khẳng định vai trò và tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội,ơidậyvagravelantỏavănhoacuteađọbang xep hang bong tbn đồng thời khuyến khích, phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, ngày 24-2-2014, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21-4 hằng năm là Ngày sách Việt Nam. Thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta cũng đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích, phát triển phong trào đọc sách trong toàn dân; xem phát triển văn hóa đọc chính là động lực, là công cụ quan trọng để thực hiện mục tiêu phấn đấu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Ngày 21-4 hằng năm được chọn tổ chức Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam - Trong ảnh:Học sinh Trường tiểu học Tân Phú, huyện Đồng Phú đọc sách tại thư viện xanh của trường - Ảnh: Minh Hiền
Để đưa văn hóa đọc phát triển lên tầm cao mới, ngày 4-11-2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1862/QĐ-TTg về việc tổ chức Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam. Theo đó, quyết định tổ chức Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam vào 21-4 hằng năm trên toàn quốc, tiếp tục khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi; hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức, góp phần xây dựng xã hội học tập. Đồng thời tôn vinh người đọc, người sáng tác, xuất bản, in, phát hành, thư viện, lưu giữ, sưu tầm, quảng bá sách và các tổ chức, cá nhân có những đóng góp cho phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng; nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành, các cơ quan chức năng và tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc Việt Nam.
Thúc đẩy văn hóa đọc
Bình Phước sau khi triển khai Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” theo Quyết định số 329/QĐ-TTg ngày 15-3-2017 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay toàn tỉnh có 1 thư viện tỉnh, 9/11 huyện, thị xã, thành phố có hoạt động thư viện. Toàn hệ thống thư viện cộng đồng phục vụ đông đảo bạn đọc. Ngoài ra, hầu hết các trường học phổ thông trên địa bàn tỉnh đều có thư viện, phòng đọc sách được đầu tư, nâng cấp.
Để tiếp tục phát triển văn hóa đọc trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 282/KH-UBND về tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Trong đó, phấn đấu 80% học sinh, học viên và người học khác tại các cơ sở giáo dục được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại các thư viện công cộng, thư viện của các cơ sở giáo dục, văn hóa, khoa học. 10-25% người dân ở khu vực nông thôn, 5-10% người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức và các dịch vụ liên quan tại các thư viện công cộng. 100% cơ sở giáo dục ở các bậc, cấp học có thư viện với vốn tài liệu phù hợp… Định hướng đến năm 2030, người dân có thói quen đọc và kỹ năng tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại nơi sinh sống, học tập, công tác. Hoạt động thư viện, xuất bản có khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của người dân.
Để hoàn thành mục tiêu nêu trên, thời gian tới, các cấp ủy, chính quyền các cấp, ngành trong tỉnh cần tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện đồng bộ 4 giải pháp trọng tâm. Đó là, củng cố, kiện toàn, phát huy hiệu quả hoạt động của hệ thống thư viện công cộng gắn với đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực, kinh phí, nguồn lực thông tin. Đổi mới, cung ứng các dịch vụ thư viện hướng về cơ sở, đảm bảo cung cấp các sản phẩm đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, dễ dàng tiếp cận thông qua ứng dụng công nghệ thông tin. Tổ chức thường xuyên các hoạt động trưng bày, triển lãm, hội thi, liên hoan. Khuyến khích các tầng lớp nhân dân từng bước hình thành thói quen và phương pháp đọc phù hợp. Đẩy mạnh dịch vụ thư viện lưu động, tăng cường xây dựng tủ sách, luân chuyển tài liệu mới tới các địa bàn nông thôn, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, các trường học, đồn biên phòng và điểm bưu điện - văn hóa xã.
Ngày 10-4-2023, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy ban hành Công văn số 921 đề nghị các địa phương, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, điều kiện thực tế, tiếp tục đẩy mạnh tổ chức và tuyên truyền Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam. Trong đó, tập trung xây dựng chương trình, kế hoạch, đầu tư nguồn lực cho văn hóa, phát triển văn hóa đọc, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của mỗi địa phương, đơn vị. Cùng với đó, tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, tổ chức các hoạt động, định hướng sáng tác các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật nhằm cụ thể hóa ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc… Nghiên cứu, tổ chức các hình thức như: đường sách, phố sách, công viên sách... trở thành điểm nhấn trong quy hoạch phát triển văn hóa tại địa phương để hình thành những trung tâm về sách, không gian văn hóa sách; tiếp tục tổ chức tốt hội sách trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố; xây dựng lồng ghép hoạt động quảng bá văn hóa đọc với các hoạt động văn hóa của địa phương, đơn vị…
Việc đẩy mạnh tuyên truyền Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam diễn ra sôi nổi ở các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh góp phần quảng bá, tôn vinh sách, khơi gợi tình yêu sách và thúc đẩy văn hóa đọc cũng như phong trào đọc sách trong nhân dân, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Từ đó nâng cao kiến thức và làm chủ cuộc sống của chính mình, góp phần xây dựng và phát triển xã hội.