Giúp người có thẻ BHYT thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với các dịch vụ KCB…
Đổi mới cách phục vụ của cơ sở khám chữa bệnh
Báo cáo tại phiên giải trình tại cuộc họp của Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội vừa qua,ôngtuyếnkhámchữabệnhTăngsứchấpdẫncủabảohiểmytếtrận đấu chelsea gặp wolves Bộ Y tế cho biết, sau 2 năm triển khai thực hiện thông tuyến trong KCB, tỷ lệ dân số tham gia BHYT đã gia tăng nhanh chóng: Năm 2015 là 76%, năm 2016 là 81,7%. Điều này cho thấy các quy định này thực sự đi vào cuộc sống và những giải pháp trong thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân là khả thi.
Quy định của Luật BHYT liên quan đến thông tuyến KCB đã có tác động cụ thể, tích cực, đúng với tinh thần và mục tiêu về đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT, tạo động lực cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ và sự đổi mới trong quản lý cung ứng dịch vụ y tế. Hầu hết người tham gia BHYT đều đánh giá cao và quy định này như một sự “đột phá” trong tư duy quản lý, vì mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đặc biệt người nghèo, người dân tộc thiểu số, cư dân tại các xã đảo, huyện đảo được KCB tại tuyến tỉnh tuyến trung ương ngay từ 1/1/2015.
Theo Tổng giám đốc Nguyễn Thị Minh, việc thực hiện thông tuyến KCB BHYT đã góp phần đổi mới cung cách phục vụ của cơ sở KCB đặc biệt là cơ sở tuyến huyện, làm tăng mức độ hấp dẫn của chính sách, thu hút người dân tham gia BHYT và thúc đẩy mở rộng đối tượng tham gia BHYT; tạo nên sự công bằng hơn trong cung cấp dịch vụ KCB BHYT giữa cơ sở y tế công và tư (trong năm 2016, có thêm 92 cơ sở KCB tư nhân tham gia vào hệ thống KCB BHYT; nâng số cơ sở y tế tư nhân hiện nay lên là 596 cơ sở trong đó có 156 bệnh viện và 303 phòng khám).
Cơ chế thông tuyến cũng đòi hỏi mỗi cơ sở KCB phải chủ động, tích cực nâng cao chất lượng dịch vụ, tinh thần, thái độ, phong cách phục vụ. Nhiều cơ sở y tế tuyến huyện đã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ để đáp ứng nhu cầu KCB của người có thẻ BHYT tại địa phương, đồng thời thu hút người bệnh từ các địa phương khác. Điều này tạo ra một xu thế cùng đổi mới, phát triển trong tổ chức cung ứng dịch vụ KCB.
Không vì khó mà xét lại chủ trương thông tuyến
Tuy nhiên, theo Bộ Y tế và BHXH Việt Nam, việc thực hiện cơ chế thông tuyến cũng phát sinh một số bất cập như: Số lượt KCB BHYT giảm ở tuyến xã, tăng ở tuyến huyện, tăng chi quỹ BHYT, tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT ở cả cơ sở KCB và người bệnh, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh của các cơ sở KCB, nhất là các cơ sở KCB tư nhân tạo nhu cầu KCB tăng “ảo” làm gia tăng chi phí KCB BHYT…
Về thu chi quỹ BHYT, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, trong nhiều năm, từ năm 2009 đến năm 2015, quỹ BHYT luôn có kết dư. Riêng năm 2016, số thu BHYT cho KCB ước là 64.242 tỷ đồng và số chi ước là 69.410 tỷ đồng (ước bội chi là 5.130 tỷ đồng). Nguyên nhân bội chi chủ yếu là do điều chỉnh giá dịch vụ y tế, sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong KCB, tăng cường chuyển giao kỹ thuật đối với tuyến dưới, mô hình bệnh tật thay đổi và một phần do thông tuyến. Mặc dù số chi BHYT cao hơn số thu nhưng đây là điều đã được dự báo trước khi chính thức điều chỉnh giá dịch vụ y tế. Do có số kết dư từ những năm trước được bổ sung vào quỹ dự phòng nên lũy kế đến hết năm 2016, quỹ BHYT dự phòng vẫn còn khoảng 49.000 tỷ đồng. Như vậy quỹ BHYT vẫn đảm bảo cân đối, đáp ứng nhu cầu KCB của nhân dân mà chưa cần phải điều chỉnh mức đóng BHYT trong ngắn hạn.
Báo cáo phản biện về thực tiễn triển khai quy định thông tuyến trong KCB, TS. Nguyễn Văn Tiên - nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội nhận định, việc thực hiện thông tuyến theo Luật BHYT đã mang lại kết quả tốt, góp phần đẩy mạnh lộ trình thực hiện BHYT toàn dân. Theo TS.Nguyễn Văn Tiên, việc tăng chi quỹ BHYT vừa qua, chủ yếu là do kết quả áp dụng giá dịch vụ y tế sau khi đã điều chỉnh. Trong đó, 51% là do tăng giá dịch vụ y tế, 20% là do tăng số người tham gia BHYT, 16% do các tác động của việc tăng giá thuốc, tăng chỉ định và chỉ có 13% là do tác động của việc thông tuyến trong KCB. Vì vậy, thông tuyến không phải là nguyên nhân chính gây tăng chi quỹ BHYT năm 2016.
Phát biểu tại phiên họp giải trình, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định, thông tuyến trong KCB BHYT là chủ trương đúng đắn vì quyền lợi của người dân. Do lần đầu thực hiện nên có không ít khó khăn, thậm chí tiêu cực. Nhưng không vì khó mà xét lại chủ trương thông tuyến mà phải quyết tâm thực hiện bởi thông tuyến sớm ngày nào tốt hơn ngày đó cho người dân. Phó Thủ tướng cho biết, quyết tâm của Chính phủ là phải thực hiện chủ trương thông tuyến KCB BHYT, thậm chí nỗ lực thông tuyến tỉnh trước thời hạn 2021 như đã đề ra trong Luật BHYT 2014.
Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, một trong những giải pháp căn bản để chủ trương thông tuyến được thực hiện hiệu quả đó là phải tin học hóa hoạt động quản lý, giám sát của cơ quan BHXH và cơ sở y tế thông qua Hệ thống thông tin giám định BHYT, để quỹ BHYT được sử dụng hợp lý và không lãng phí. |
Hà My