Có thể nói,ảingânvốnđầutưcônglĩnhvựcytếCóchuyểnbiếnnhưngvẫnchậlịch thi đấu bóng đá giải tây ban nha tình hình giải ngân vốn đầu tư công năm 2019 đã có chuyển biến nhưng vẫn còn chậm. Đó là trao đổi của ông Nguyễn Nam Liên - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) với phóng viên TBTCVN.
PV: Xin ông đánh giá về kết quả giải ngân vốn đầu tư công của ngành Y tế trong năm 2019?
Ông Nguyễn Nam Liên:Nhìn chung, tình hình giải ngân vốn đầu tư công năm 2019 đã có chuyển biến nhưng vẫn còn chậm. Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-BYT ngày 11/9/2019 của Bộ Y tế về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019 của Bộ Y tế; đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị thực hiện dự án, tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng; tích cực thực hiện công tác lập hồ sơ, thẩm định thiết kế kỹ thuật thi công - dự toán; xây dựng quy chế báo cáo giải ngân của từng dự án để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, điều chỉnh kế hoạch phù hợp với tiến độ giải ngân.
Cùng với đó, Bộ Y tế thường xuyên tổ chức các cuộc họp với các vụ, cục, chủ đầu tư và ban quản lý dự án chuyên ngành để đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải quyết tháo gỡ các vướng mắc của các dự án, theo dõi sát tiến độ từng dự án, kịp thời có đề xuất điều chỉnh kế hoạch vốn, thay đổi chủ đầu tư, lựa chọn đơn vị ủy thác công tác quản lý dự án cho phù hợp.
Ngoài ra, để tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng, tính sẵn sàng trong khâu chuẩn bị các dự án sử dụng vốn ngoài nước, Bộ Y tế chủ động cùng các đơn vị có liên quan giải quyết các vướng mắc về đấu thầu mua sắm, chi trả thuế.
PV: Những dự án trọng điểm nào của ngành Y tế đang gặp khó khăn trong giải ngân vốn và đâu là nguyên nhân, thưa ông?
Ông Nguyễn Nam Liên: Đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư NSNN, một số dự án đang thi công, nghiệm thu khối lượng hoàn thành để giải ngân theo quy định hoặc đang triển khai công tác đấu thầu nên chưa đủ điều kiện giải ngân.
Đối với các dự án ODA, vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng, công tác tư vấn thiết kế nên chưa đủ điều kiện giải ngân theo quy định. Bộ Y tế có công văn số 4529/BYT-KHTC ngày 6/8/2019 đề nghị điều chỉnh giảm từ 1.900 tỷ đồng xuống còn 791,22 tỷ đồng (giảm 1.108,78 tỷ đồng) vốn nước ngoài của 6 dự án.
Còn đối với thực hiện dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ, chủ yếu do công tác giải phóng mặt bằng chậm, như: Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Nội Tiết trung ương TP. Hồ Chí Minh, Dự án đầu tư xây dựng bệnh viện Chấn thương chỉnh hình trung ương TP. Cần Thơ, thời gian để làm các thủ tục xin đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, quy hoạch, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất dài, dẫn đến chậm tiến độ. Một số dự án đã hoàn thành công tác thẩm định thiết kế, tổng dự toán đang tiến hành các thủ tục đấu thầu nên chưa có cơ sở thực hiện giải ngân.
Đối với việc triển khai dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và cơ sở 2 Bệnh viện hữu nghị Việt Đức thuộc Đề án 125. Do đây là lần đầu tiên Bộ Y tế được giao thực hiện 2 dự án có quy mô lớn, phức tạp, công nghệ hiện đại, triển khai trong thời điểm có thay đổi về cơ chế đầu tư, xây dựng theo Luật Xây dựng mới, Luật Đấu thầu nên có khó khăn, vướng mắc trong đấu thầu, xây dựng, thẩm định dự toán, điều chỉnh lại thiết kế, điều chỉnh tổng mức đầu tư, cơ chế điều chỉnh hợp đồng; không thanh toán được toàn bộ khối lượng hoàn thành dẫn đến bị chậm tiến độ so với kế hoạch. Một số gói thầu đang tiến hành việc đấu thầu, lắp đặt trang thiết bị nên chưa có cơ sở thực hiện giải ngân.
PV: Từ thực trạng giải ngân vốn của ngành Y tế năm 2019, theo ông, năm 2020 Bộ Y tế cần có giải pháp thế nào trong giải ngân vốn đầu tư công, để đạt mục tiêu đề ra?
Ông Nguyễn Nam Liên: Theo tôi, cần thực hiện phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 sát với nhu cầu thực tế về khả năng giải ngân của chủ đầu tư.
Bộ Y tế tiếp tục, thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo chủ đầu tư, ban quản lý dự án phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện các thủ tục pháp lý của dự án và nghiệm thu khối lượng hoàn thành theo quy định để kịp thời thanh toán, giải ngân kế hoạch vốn được giao.
Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 11/CT-BYT ngày 11/9/2019 của Bộ Y tế về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019 của Bộ Y tế.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế sẽ tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công, kiên quyết xử lý nghiêm và kịp thời các tổ chức, cá nhân có liên quan vi phạm quy định của pháp luật và cố tình cản trở, gây khó khăn, làm chậm tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công theo quy định.
Bộ Y tế thường xuyên tổ chức giao ban định kỳ hàng tháng, quý để đôn đốc, chỉ đạo chủ đầu tư, ban quản lý dự án phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện các thủ tục pháp lý của dự án, công tác giải phóng mặt bằng, hoàn thành các thủ tục về đấu thầu, công tác nghiệm thu khối lượng hoàn thành theo quy định để kịp thời thanh toán, giải ngân kế hoạch vốn được giao. Phân công cho 1 đồng chí lãnh đạo Bộ trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra các dự án, giải quyết kịp thời vướng mắc, khó khăn.
Đồng thời, quy định rõ, gắn trách nhiệm của các chủ đầu tư, trong đó đơn vị phải phân công cụ thể lãnh đạo đơn vị chịu trách nhiệm theo dõi đôn đốc, tập trung chỉ đạo quyết liệt các bộ phận chuyên môn hoặc đơn vị được ủy thác quản lý dự án, các nhà thầu, đơn vị có liên quan để hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục thanh toán; xử lý nghiêm và kịp thời các nhà thầu vi phạm tiến độ, chất lượng xây dựng công trình, vi phạm các điều khoản hợp đồng đã ký kết.
PV: Xin cảm ơn ông!
Đức Việt (thực hiện)