【ket quả bóng đá ngoại hạng anh】Điểm mặt và đánh giá những máy bay chiến đấu xuất hiện trên bầu trời Ukraine
TheĐiểmmặtvàđánhgiánhữngmáybaychiếnđấuxuấthiệntrênbầutrờket quả bóng đá ngoại hạng anho Insider, Nga và Ukraine sở hữu nhiều máy bay chiến đấu tương tự nhau. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến không một bên nào giành được lợi thế trên không.
Trước khi cuộc xung đột nổ ra vào tháng 2, máy bay chiến đấu có số lượng lớn nhất trong biên chế không quân Ukraine là MiG-29. Nga cũng sở hữu một phi đội MiG-29, dù số lượng ít hơn so với các tiêm kích thuộc gia đình SuKhoi.
Được phát triển để làm đối trọng của các tiêm kích F-15 và F-16 của Mỹ, MiG-29 được thiết kế cho những cuộc đối đầu trực diện trên không, thay vì tấn công từ xa bằng tên lửa. Tiêm kích này có tốc độ tối đa hơn 400 km/h, trần bay dưới 18.000m, được trang bị một khẩu pháo liên thanh 30mm và mang theo được 3.600kg bom đạn.
Bên cạnh MiG-29, Su-27 là tiêm kích được cả không quân Nga và Ukraine sở hữu. Ngoài ra, những cái tên khác như Su-24 and Su-25 cũng được sử dụng. Về cơ bản, khả năng tác chiến của Su-27 và MiG-29 khá tương đồng, ngoại trừ việc Su-27 có thể mang được tải trọng vũ khí lớn hơn.
Nga còn mang tới Ukraine những tiêm kích hiện đại hơn là Su-30, Su-34 và Su-35, tất cả đều phát triển từ bộ khung của Su-27. Đáng chú ý, các quan chức quốc phòng Nga khẳng định, tiêm kích tàng hình thế hệ 5, Su-57, cũng được sử dụng để tiêu diệt các hệ thống phòng không của Ukraine. Tuy vậy, chưa có bằng chứng cụ thể về thông tin này.
Bầu trời Ukraine không thể thiếu sự có mặt của máy bay không người lái (UAV). Không quân Nga hiện đang sử dụng nhiều nhất là UAV trinh sát Orlan-10, có khả năng tấn công hạn chế. Bên cạnh đó là Kronshtadt Orion, một UAV có kích thước và tầm tấn công lớn hơn.
Về UAV, Ukraine đang tỏ ra vượt trội hơn. Từ UAV "cây nhà lá vườn" như R-18 tới UAV cảm tử Phoenix Ghost của Mỹ hay "sát thủ" Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ đều đã khẳng định được năng lực trong các cuộc tập kích. Tuy nhiên, hiệu quả của các UAV Ukraine đang giảm dần theo thời gian.
Màn thể hiện của các máy bay chiến đấu tại Ukraine
Thống kê trước khi cuộc xung đột nổ ra vào tháng 2 cho thấy, không quân Ukraine có 37 chiếc MiG-29, 34 chiếc Su-27, 31 chiếc Su-25 và 14 chiếc Su-24.
Tiêm kích MiG-29 và Su-24 đã được sử dụng để phòng thủ sân bay Hostomel, còn Su-27 thì chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ xung quanh thủ đô Kiev, cũng như tham gia đánh chặn tên lửa nếu cần thiết. Mới đây, Ukraine tuyên bố một trong những chiếc MiG-29 của họ đã bắn hạ một chiếc Su-35 của Nga. Trong khi đó, Su-24 và Su-25 đã được sử dụng trong các chiến dịch ở Đảo Rắn.
Về mặt thiệt hại, Ukraine đã mất 11 chiếc MiG-29, 11 chiếc Su-24, 4 chiếc Su-27, 8 chiếc Su-25 và một máy bay chiến đấu không xác định. Ngoài ra, họ cũng mất đi phần lớn số UAV Bayraktar TB2 của mình. Dù vậy, Ukraine lại được cho là có nhiều tiêm kích hơn hồi tháng 2, là nhờ viện trợ từ NATO cho phép không quân nước này sửa chữa các tiêm kích bị hỏng, rồi đưa chúng trở lại bầu trời.
Về phía Nga, tiêm kích phổ biến nhất là Su-25, bởi chúng vốn hoạt động ở độ cao thấp. Nga được cho là đã mất 16 chiếc Su-25, bên cạnh đó là 4 chiếc Su-30, 11 Su-34, 1 Su-35 và 3 máy bay không xác định. Nga cũng được cho là đã tổn thất 50 chiếc UAV các loại.
Việt Dũng
Đọc thêm tin quân sự trên báo VietNamNet