【kèo nhà cái net】Thầy của con

Sau buổi gặp thầy chủ nhiệm mới,ầycủkèo nhà cái net về nhà con gái tôi cứ lo lắng hoài. Gia đình động viên, khuyên bảo mãi nhưng cháu vẫn không khỏi sợ sệt mỗi ngày đến lớp, nhất là trong tháng đầu tiên. Thế nhưng, không lâu sau đó, con gái không ngừng kể về thầy sau mỗi ngày tan học. Những câu chuyện cháu kể xung quanh việc thầy khen bạn này, động viên bạn khác. Thầy rất ít khi trách phạt các bạn trong lớp và nếu có cũng bằng cách hài hước nhất có thể. Những bạn bị mời phụ huynh thường là khi thầy đã dùng rất nhiều cách để khuyên bảo nhưng không thành. Thế nên giờ sinh hoạt lớp trong ngày học cuối tuần luôn là giờ con gái tôi mong chờ nhất, bởi hôm đó thầy sẽ kể cho cháu và các bạn của mình những câu chuyện thú vị. Đó cũng là thời điểm thầy công bố những bạn được khen thưởng trong tuần, có thể nhờ thành tích học tập và cả những hoạt động khác như trực nhật, giúp bạn,… Quà thường là vở, bút mực, bút màu hoặc gói bánh, hộp sữa nhưng bạn nào cũng hào hứng. Kinh phí để thầy mua những vật dụng đó là huy động sự đóng góp của cả lớp bằng heo đất nhưng lần nào cũng chỉ đủ để mua một đến hai phần quà, số còn lại thầy đều tự bỏ tiền túi để mua…

Lớp con gái có hơn 30 cháu, ngoài một vài cháu con hộ nghèo, cận nghèo, có một bạn là trẻ mồ côi. Bố mất, mẹ bỏ đi nên bà ngoại phải gửi cháu vào trung tâm bảo trợ trẻ em của địa phương. Mỗi lần họp phụ huynh, bà ngoại cháu thường chỉ ngồi một lúc rồi đi bán vé số. Thiếu vắng tình thương, sự dạy bảo của cha mẹ nên cháu khá nghịch ngợm, áo quần lúc nào cũng xộc xệch, giày có quai hậu nhưng cháu thường đạp dưới gót chân. Thầy nhiều lần khuyên bảo, nhắc nhở, có khi dùng biện pháp cứng rắn nên dần cháu bớt ngỗ nghịch hơn, chịu khó học hành hơn. Sự tiến bộ đó đã được thầy “đền đáp” bằng đôi giày mới khi đôi giày cũ của cháu đứt quai hậu…

Khi tôi hỏi lí do tại sao ngày đầu tiên gặp thầy con sợ sệt như thế thì cháu trả lời do lúc thi kết thúc năm lớp 2 thầy coi thi rất nghiêm khắc. Bạn nào hỏi bài, quay cóp đều bị thầy la, mà con gái khá nhút nhát nên hễ cứ thấy ai to tiếng là cháu sợ.

Bây giờ thì ngược lại, cháu luôn thích học tiết của thầy và trông chờ ngày thứ 6, ngày có tiết sinh hoạt lớp để được nghe thầy kể những câu chuyện vui, để xem bạn nào được khen thưởng, bạn nào bị nhắc nhở… Nhờ thế mà với những bạn “nổi tiếng” là cá biệt cũng dần ngoan hiền hơn. Và bữa cơm gia đình tôi nhờ thế mà thêm phần thú vị.

Dạy trẻ không dễ nhưng cũng không khó. Nếu đủ yêu thương, thầy cô giáo sẽ có cách để giúp học trò của mình trở nên tốt hơn. Và cách mà thầy của con đã làm chỉ có thể xuất phát từ tình yêu thương đong đầy như thế!

Linh Đan