Cũng giống ông Tư Thiệt ở Bình Đại,ựachọncuốicùlamia – paok tỉnh Bến Tre, ông Sáu Ninh ở Kế An, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, lấy làm mừng khi nghe truyền hình đưa tin xả nước để đưa nước về đẩy mặn đang xâm nhập sâu vào ĐBSCL.
Nhưng để "nước xa có cứu được lửa gần" người nông dân đã tự "xoay sở" để cứu mình.
Chọn lựa khác
Để đảm bảo sản lượng lúa toàn vùng ĐBSCL đạt khoảng 25,5 triệu tấn trong năm 2016, diện tích sản xuất vụ thu đông năm 2016 có thể hơn 900.300 ha, tăng 57.160 ha (diện tích trễ vụ hè thu sẽ chuyển sang), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) kỳ vọng năng suất đạt 5,5 tấn/ha, sản lượng mang về 4,96 triệu tấn, tăng 361.000 tấn so vụ thu đông 2015, nhằm bù đắp phân nửa mức tổn thất do thiên tai vừa qua.
Lựa chọn của Bộ NN-PPNT là vậy, một lựa chọn nghiêng về thành tích.
Tuy nhiên, do giá lúa bấp bênh, ông Nguyễn Ngọc Hơn (Hai Hơn) ở ấp 1, xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, có 8 ha, cho biết mình “sống được” chỉ sau khi chuyển từ trồng lúa qua mô hình trồng sen- nuôi cá từ ba năm nay.
Mỗi khi sen có dấu hiệu còi cọc thì ông liền chuyển sang trồng lúa và ngược lại, và vì thế nên "loại nào cũng trúng".
Trên cánh đồng sen của mình, ông Hai Hơn cất 13 chòi lá để du khách tới chơi, vừa ngắm sen vừa thưởng thức các món ngon tự nhiên Đồng Tháp Mười.
Mỗi ngày khu du lịch Đồng sen Gò Tháp của ông đón từ 70- 100 khách. Nổi tiếng với các món cá lóc đồng nướng trui gói lá sen, cơm gạo huyết rồng - sen hấp lá sen đã đành, ông Hai Hơn còn giỏi làm món hạt sen ngào muối hột, cái món vừa bùi vừa đậm đà miệt đồng - xứ biển, chưa nơi nào có.
Đấy là mô hình “tự phát” về dân biết - dân bàn - dân làm - dân kiểm tra… và tự gánh chịu của ông Hai Hơn, chấp nhận sự thay đổi ngôi thứ cây trồng theo thu nhập.
Tùy thời giá, trong mô hình sen- lúa thì lúa là phụ, còn khi trồng sen kết hợp du lịch thì sen xuống hàng thứ hai, thu nhập du lịch lên hàng thứ nhất.
Ông Hai Hơn đã đi học và có chứng nhận trồng sen. Ông cũng học thêm nghiệp vụ du lịch. Nay thì ông đã đầu tư gần 1 tỷ đồng vào khu Đồng sen Gò Tháp.
Điều này khác với bề dày 4 đời trồng lúa nhưng chẳng giàu lên được. “Phải học trồng sen vì nếu không có sen thì không có khách”, ông Hai giải thích.
Bản thân ông tự đúc kết kinh nghiệm của những hộ trồng sen làm du lịch trên cánh đồng này: Vài chỗ không thành công do đất ít nên không luân phiên cây sen được do khu này xuống thì khu khác trổ. Nhiều công ty thuê đất trồng sen làm du lịch, nhưng do không gắn bó, không hiểu về đất, nước, cây trồng nên "được một lúc rồi xuống".
Huyện Tháp Mười quy hoạch vùng chuyên canh sen- cá rộng 150 ha. Nhiều người phải đưa máy đào Kobe vô vét sâu để gần nguồn nước. Hai năm nay, nguồn nước ở vùng trũng Tháp Mười xuống rất thấp do sông Mekong bị chặn dòng từ thượng nguồn.
Anh tám Kịch (Trần Văn Kịch), xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, đã tốn 50-60 triệu đồng làm đê bao để trồng sen, thả cá trên diện tích 4 ha. Đây là mô hình sen - cá duy nhất ở ấp 1.
Sau đợt hạn vừa qua, anh phải thuê máy đào đất hạ đê bao xuống và vét sâu khu trồng sen- nuôi cá.
Bình thường, nếu mực nước bình thường như nhiều năm trước, số tiền đó sẽ là khoản khoản tích lũy của anh. Dân địa phương thì bảo “Đê thanh niên” do các đoàn viên TNCS đào kênh đắp đê ngăn lũ, rồi cũng sẽ phải hạ độ cao "vì không còn lũ".
Năm 2000, anh Tám Kịch trồng sen đồng, nhưng không hiệu quả phải chuyển đổi giống sen Đài Loan vốn nhiều gương, được giá, thu nhập gấp 3 lần lúa.
Được cha mẹ chia 1 ha đất, nhưng nhà anh Tám vẫn cứ nghèo. Vậy mà nhờ sen - cá, anh tậu được thêm 5 ha nữa. Cho dù năng suất lúa 8 tấn/ha/ vụ, một năm trồng 2 vụ lúa, nông dân Thái Lan cũng không bì kịp, nhưng anh vẫn thu hẹp diện tích lúa xuống còn 2 ha để trồng sen.
Năng suất của sen đạt 3-4 tấn/ha, vào lúc cao điểm giá hạt sen lên tới 52.000 đồng/kg, so với mức bình thường 20.000 đồng/kg.
Đấy là chưa kể giá cá trắng 20.000 đồng/kg, còn cá lóc đồng cũng tới 40.000 đồng/kg. Anh Tư bảo nhiều khi anh cho bà con chòm xóm số cá trắng, chỉ bán cá đen, tức là cá lóc, cá trê, cá rô.
Mùa thu hoạch vừa qua, thu nhập của anh, chỉ riêng tiền sen đã là 170 triệu đồng, cộng thêm hơn 30 triệu tiền cá mỗi ha.
Sao nghèo nhưng vẫn trồng lúa?
Lúa ba vụ bắt đầu từ năm 1987-1989 do một số hộ dân làm thử và thành công vào những năm lũ thấp.
Sau đó, 110 ha khu có đê bao đầu tiên ở ấp Mỹ Nam, xã Mỹ Quý và nhiều ô bao khác đã được xây dựng theo phương thức “nhà nước và nhân dân cùng làm”, trong đó nông dân đóng góp 30% và nhà nước đóng góp 70% chi phí xây dựng.
Ở Thị xã Hồng Ngự, canh tác lúa ba vụ bắt đầu từ năm 2010, đến nay, tổng diện tích lúa ba vụ ở đây khoảng 2.200 ha trong tổng diện tích 9.000 ha đất lúa, còn lại 7.000 ha vẫn canh tác lúa hai vụ. Vì có vấn đề về thời tiết, lúa vụ 3 có chi phí sản xuất cao nhất nhưng năng suất thấp nhất trong 3 vụ.
Ấy là các chi phí đắt đỏ của việc xây dựng, duy tu, và cứu đê trong các trường hợp lũ cao còn chưa được tính toán đầy đủ vào chi phí, giá thành sản xuất lúa.
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, một chuyên gia độc lập nghiên cứu tác động trên sông Mekong, cho rằng mặc dù ý thức được những tác động tiêu cực về lâu dài của hệ thống canh tác lúa ba vụ, nhưng nông dân không có nhiều phương án sinh kế khác để thay thế.
Trong khi đó, nhiều nông dân trồng lúa thừa nhận tăng thêm một vụ lúa thì cũng chẳng khác gì chuyện đổi lúa, "có đồng ra đồng vô chứ không đủ để thoát nghèo" mà chủ yếu tạo thu nhập ngắn hạn.
“Tăng vụ là một giải pháp tình thế, chưa phải là giải pháp có tính bền vững lâu dài”, ông Thiện nói.
Hệ lụy … vô cùng
“Vấn đề là phù sa, một mặt quan trọng của tài nguyên nước. Nguồn nước cần 4 yếu tố: số lượng, chất lượng, sự thay đổi (lên xuống), sự liên thông (xẻo, rạch), Tiến sĩ Dương Văn Ni, chuyên gia về môi trường và tài nguyên thiên nhiên, nhấn mạnh. Theo ông Ni thì từ xa xưa, nước từ thượng nguồn mang phù sa về, bồi tụ tạo ra đồng bằng châu thổ, cung cấp sức sống cho vùng hạ lưu. Mất nước, đói phù sa, quá trình bồi lấp bị phá vỡ, sạt lở xuất hiện, chi phí sản xuất tăng cao… "tổn thất vĩnh viễn không bù đắp được".
“Để có lúa gạo, các nơi đã chọn hai cách: Mở rộng diện tích, khi không thể mở rộng thì tăng vụ. Nhu cầu nước tăng cao khi để có 1 kg gạo cần tới 5.000 lít nước. Như bây giờ, nước ở đâu cho đủ? Thủy điện Trung Quốc nguy cơ ảnh hưởng tới ngưồn nước, phù sa…và cách tổ chức sản xuất của chúng ta cần phải xem xét kỹ lưỡng”, ông Ni, nói.
40 năm qua, cả vùng đã đào quá nhiều kênh rạch. Gần đây lại đưa máy móc vào với tốc độ đào kênh nhanh hơn. Nhưng nước bị chặn từ thượng nguồn, và cứ tới mùa rút nước bơm lên đồng thì mực nước hạ đồng loạt.
Được lúa thì vườn cây ăn trái không đủ nước. Nước dâng, gặp đê bao thì nước chảy tràn vào thành phố. Cả xã hội phải trả giá, không ai tính được hết.
Khi vùng ven sông đã hết phù sa, dinh dưỡng đất ngày càng tệ, người thì tiến sâu vào vùng trũng vì đó là phần đất còn dinh dưỡng, người thì bán lớp đất mặt, vét sâu ruộng hơn, thiếu phù sa (dinh dưỡng đất) phải chấp nhận tăng chi phí phân bón, thiếu nước thì chi phí bơm tưới nhiều hơn.
Bán đất mặt để tiếp tục trồng lúa không vấn đề gì, nhưng sau này muốn trồng loại khác sẽ khó khăn vì hệ vi sinh vật lớp đất mặt được tạo ra cả trăm năm không còn nữa, nếu cứ hạ độ sâu riết xuống tới tầng phèn thì còn khó khăn hơn nữa!
“Do chúng ta chọn lựa - gọi là sự chọn lựa cuối cùng- không có con đường quay trở lại”, TS Ni nói.
Ths Nguyễn Hữu Thiện: Quyết định đi vào hệ thống canh tác 3 vụ là quyết định “một đi khó trở lại”, cần cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định, vì:
Vì vậy người dân muốn tăng vụ để tăng thu nhập
Tăng thêm vụ cũng chưa giải quyết được vấn đề?
So sánh lợi ích và Chi phí của lúa ba vụ ở An Giang ( Tống Yên Đan -2015) tiến hành nghiên cứu và kết luận:
Từ góc nhìn kinh tế toàn cục, lợi ích của đê bao khép kín là âm, nếu tính gồm chi phí đắp, duy tu đê, giảm năng suất lúa các mùa khác, giảm thủy sản, tăng chi phí phân bón thuốc trừ sâu.
Xã hội sẽ thiệt hại 47.8 triệu đồng/ha trong 15 năm, tương đương 7.165 tỉ đồng (344 triệu USD).
Khi các nông dân làm lúa vụ ba sẽ dẫn tới thực trạng:
Môi trường: Đất suy thoái, môi trường nước bị ô nhiễm, giảm tài nguyên thủy sản, kiểu lũ bất thường.
Xã hội: cơ sở hạ tầng tốt hơn, phương tiện sinh hoạt thuận lợi hơn xưa, nhưng chi phí sinh sống cao hơn trước đây, đời sống căng thẳng hơn.
Đa số người trẻ trong độ tuổi lao động di cư đến các vùng công nghiệp, đô thị để tìm việc làm thu nhập cao hơn.
Canh tác: chi phí canh tác tăng, giảm lợi nhuận, sâu bệnh nhiều hơn; hiện nay một hộ gia đình trung bình 5 người không thể đủ sống với chỉ một ha đất lúa hoặc ít hơn.
Hoàng Lan