【nasaf qarshi】Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu càng sớm càng tốt
Bảo hộ thương hiệu hàng xuất khẩu: Cần “bắt tay” chặt chẽ | |
Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng,âydựngbảohộthươnghiệunôngsảnĐăngkýbảohộnhãnhiệucàngsớmcàngtốnasaf qarshi bảo vệ thương hiệu và các tài sản số | |
Gạo ST25 bị doanh nghiệp Mỹ đăng ký bảo hộ thương hiệu: Gióng lên hồi chuông cảnh báo |
Có đến 80% nông sản Việt XK dưới cái tên của DN nước ngoài. Ảnh: Nguyễn ThanH |
Hàng xuất khẩu “vô danh”
Nhân câu chuyện mới đây gạo ST25 bị nhiều DN tại Mỹ và Australia đăng ký bảo hộ thương hiệu, Bộ Công Thương đã cung cấp thêm thông tin liên quan tới XK gạo tại thị trường Anh. Cụ thể, Bộ này nêu rõ, thời gian qua, đặc biệt là năm 2020, XK gạo sang Anh ghi nhận tăng trưởng ngoạn mục hơn 100%, song phần lớn gạo Việt Nam tại Anh mang thương hiệu của nhà phân phối chứ không mang thương hiệu của vùng trồng lúa hay thương hiệu của nhà XK. Lý do là bởi nhà XK chưa làm thương hiệu hoặc nhà phân phối sở tại cho rằng thương hiệu riêng của họ có hiệu quả marketing hơn thương hiệu của nhà XK Việt Nam, nhất là khi thương hiệu gạo Việt Nam không được người tiêu dùng sở tại biết đến. Trong môi trường cạnh tranh có lợi cho người NK sở tại hơn người XK nước ngoài, các DN XK Việt Nam thường sẵn sàng chấp thuận gạo không có thương hiệu để cho nhà phân phối sử dụng thương hiệu riêng của họ.
Theo Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), Việt Nam có gần 1.000 sản phẩm đặc sản ở các vùng miền đều có thể đăng ký bảo hộ chỉ dần địa lý, bảo hộ thương hiệu. Tuy nhiên, điều đáng buồn là trong suốt thời gian dài có đến 80% nông sản Việt “vô danh” XK dưới cái tên của DN nước ngoài.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy nhấn mạnh, nhìn chung "bức tranh" thương hiệu nông sản dễ thấy gam màu xám chiếm chủ đạo, ít thấy màu sáng. Thậm chí có thể nói, xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản của Việt Nam trong hàng chục năm qua vẫn là những bước chân hùng tráng nhưng “dậm chân tại chỗ”. Điều đó khiến nông sản Việt có những thời điểm rơi vào tình trạng bị thương gia, DN của nước ngoài giả mạo hoặc đăng ký mất thương hiệu. Thương hiệu nông sản bị mất đi, quá trình đòi lại DN Việt phải trả cái giá quá đắt. Câu chuyện về nước mắm Phú Quốc, cà phê Trung Nguyên, kẹo dừa Bến Tre... là những ví dụ điển hình.
Xây dựng và bảo vệ- việc không chỉ của một người
ThS. Vũ Xuân Trường, chuyên gia thương hiệu (Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh) đánh giá, Việt Nam đặt được nền móng ban đầu cho các thương hiệu nông sản nổi tiếng, tuy nhiên việc dựng xây và phát triển thương hiệu chưa làm được nhiều. Đặc biệt, việc bảo vệ thương hiệu nông sản ở Việt Nam còn tồn tại rất nhiều bất cập.
Ông Trường phân tích, để hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho DN, ở cấp độ vĩ mô Việt Nam đã có Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam được ra đời từ năm 2003. Tuy nhiên, đáng chú ý là DN Việt Nam vẫn còn khá thờ ơ với chương trình này. Một số liệu thống kê cho thấy, có đến 80% DN Việt chỉ chi ra 5% doanh số cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Đó là nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng các sản phẩm nông sản của Việt Nam dù có chất lượng cao nhưng vẫn chưa tìm được vị trí xứng đáng ở cả thị trường nội địa lẫn quốc tế.
Luật sư Trần Đức Sơn - Giám đốc Công ty Luật TNHH Sipco nhấn mạnh: "Rất nhiều sản phẩm nông sản của Việt cũng gặp trường hợp tương tự vụ việc gạo ST25 vừa qua. Việt Nam vốn nổi tiếng với các sản phẩm nông sản XK. Việc mất các nhãn hiệu, các chỉ dẫn địa lý là chuyện vẫn thường thấy. Bởi vậy, các DN nên nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu càng sớm càng tốt”.
Tương tự, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp phân tích, Việt Nam muốn phát triển XK nông sản tại các thị trường lớn thì thương hiệu để nhận diện có giá trị rất quan trọng. Các cơ quan chức năng cần quan tâm sâu sắc hơn về vấn đề này và có các diễn đàn trao đổi, phổ biến kinh nghiệm đăng ký bảo hộ thương hiệu để DN, nông dân Việt nắm rõ, thực hiện cũng như có giải pháp ứng phó kịp thời.
Một số chuyên gia nhìn nhận, để có thể bảo vệ thương hiệu nông sản Việt Nam ở thị trường nội địa cũng như quốc tế, cần sự chung tay mạnh mẽ hơn nữa của cả các cơ quan quản lý nhà nước lẫn cộng đồng hiệp hội, DN. Về phía Nhà nước, cần chú trọng những giải pháp như quy hoạch vùng sản xuất và thiết lập các vùng chuyên canh sản xuất; tăng cường mối quan hệ thông tin giữa những người nông dân trực tiếp sản xuất với các nhà khoa học để nâng cao năng suất lao động, gia tăng sản lượng, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao và đồng đều; tăng cường các biện pháp xúc tiến thương mại cho ngành nông sản.
Đối với các DN, cần nâng cao nhận thức về xây dựng, phát triển, bảo vệ thương hiệu cho nông sản XK; đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại kết hợp với áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, tăng thêm giá trị cho hàng nông sản. "Ngoài ra, đầu tư cho nghiên cứu thị trường nhằm tạo ra sản phẩm phù hợp; xây dựng các quy chuẩn cho sản phẩm nhằm bảo đảm về tính minh bạch của quy trình sản xuất, từ đó tạo tấm “giấy thông hành” cần thiết cho hàng nông sản cũng là yếu tố quan trọng thời gian tới", ông Vũ Xuân Trường nhấn mạnh.
Từ góc độ cơ quan quản lý nhà nước, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: Thời gian tới, Bộ sẽ tăng cường hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức vai trò thương hiệu, giúp DN nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị sản phẩm trên thị trường, từ đó nâng cao nhận thức, vai trò của bảo vệ thương hiệu; giám sát việc xâm hại bản quyền nhãn hiệu của Việt Nam trên các thị trường, hỗ trợ kỹ thuật thông qua việc cung cấp các khoá đào tạo tập huấn, đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ tại thị trường trong nước và một số thị trường XK trọng điểm...
Chuyên gia thương mại Phạm Tất Thắng: Xây dựng thương hiệu tránh tư duy "nhiệm kỳ" Nói tới mặt hàng nông sản XK tạo dựng được tên tuổi trên thị trường thế giới của Việt Nam, hồ tiêu là cái tên đáng kể. Tuy nhiên, xây dựng thương hiệu cho hạt tiêu vẫn còn khá mờ nhạt, cần đi sâu hơn nữa. Đối với cà phê, dù lượng XK rất lớn nhưng gần như không có thương hiệu… Đưa ra những dẫn chứng trên để thấy, các mặt hàng nông sản XK chủ lực, có thế mạnh của Việt Nam chưa được chú ý xây dựng thương hiệu “đến đầu đến đũa”. Ngoài bước đầu xây dựng thương hiệu, phải nhấn mạnh một trong những điểm yếu của Việt Nam là có những thương hiệu xây dựng xong nhưng lại không bảo vệ nổi. Điển hình như khi xuất xứ cà phê Buôn Mê Thuột bị các nhà kinh doanh nước ngoài xâm phạm, đến khi bị xâm phạm rồi các nhà sản xuất trong nước mới “ngã ngửa” ra. Điều đó cho thấy, chỉ dẫn địa lý của cà phê Buôn Mê Thuột chưa được chú ý bảo vệ đúng đắn. Nhà nước nên nhìn nhận lại, điều chỉnh quy phạm pháp luật hướng tới hình thành một nền sản xuất nông nghiệp lớn. Trong đó, mỗi vùng, mỗi địa phương phân tích trên đặc thù để chọn sản phẩm riêng biệt, chú trọng xây dựng thương hiệu cho sản phẩm đó. Đối với từng sản phẩm, xây dựng thương hiệu cũng cần chú ý tính đa dạng, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Bên cạnh đó, trong các dự án lớn của Nhà nước nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn, đều phải có một mảng nội dung bên trong gắn với xây dựng thương hiệu nhằm đảo bảo việc xây dựng thương hiệu xuyên suốt, liên tục, lâu dài chứ không mang tư duy “nhiệm kỳ”… |