【ghim tỷ số】Mua sắm tài sản gặp vướng do các bộ, ngành chậm ban hành tiêu chuẩn, định mức

mua sam tai san gap vuong do cac bo nganh cham ban hanh tieu chuan dinh muc

Việc chậm hướng dẫn tiêu chuẩn, định mức trong lĩnh vực y tế, giáo dục đang gây nhiều khó khăn cho các đơn vị, địa phương. Ảnh: internet.

Gần đây, Sở Tài chính TP. Đà Nẵng đã gửi văn bản tới Bộ Tài chính phản ánh những vướng mắc trong quá trình thực hiện mua sắm thường xuyên tại TP. Đà Nẵng phát sinh gần đây do các bộ chuyên ngành chậm ban hành quy định về tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng.

Liên quan đến vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết: Triển khai Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 27/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị, Bộ Tài chính đã có nhiều công văn đề nghị Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em, Vụ Trang thiết bị công trình y tế báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn trương xây dựng văn bản quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản chuyên dùng thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước.

Trong văn bản trả lời Sở Tài chính TP. Đà Nẵng, Bộ Tài chính đề nghị cơ quan này báo cáo để UBND TP. Đà Nẵng có văn bản đề nghị Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo. Trên cơ sở đó, UBND TP. Đà Nẵng xin ý kiến Thường trực HĐND trước khi thực hiện.

Ở một khía cạnh khác, các bộ, ngành còn chưa "ý thức" được vai trò, chức năng của mình. Đơn cử, Bộ Giao thông vận tải đã gửi văn bản đến Bộ Tài chính đề nghị xây dựng tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Trong khi đó, căn cứ quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và hướng dẫn tại điều 8, điều 10 Quyết định số 50/2017/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị, thì việc ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng của các đơn vị trực thuộc thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông Vận tải.

Hay nói cách khác, Bộ Giao thông vận tải phải tự mình ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp cho các trường cao đẳng theo quy định, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với tính chất công việc, phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước. Trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn, định mức, việc Bộ Giao thông Vận tải có hay không tham khảo ý kiến của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cũng thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông Vận tải.

Riêng đối với máy móc, thiết bị chuyên dùng trong lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Giao thông vận tải căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo để ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng của đơn vị. Trong trường hợp Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa quy định chi tiết hướng dẫn, đề nghị Bộ Giao thông vận tải lấy ý kiến bằng văn bản chấp thuận của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo trước khi thực hiện.

Như vậy, theo quy định, các bộ, ngành phải tự ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng của bộ, ngành mình. Đến nay, trong khi nhiều bộ, ngành địa phương đã thực hiện quy định thì vẫn có nhiều đơn vị chưa ban hành được các tiêu chuẩn, định mức trong sử dụng tài sản công nên gặp nhiều khó khăn trong thực hiện.

Thực tế trước đó, Bộ Tài chính đã nhiều lần thúc giục một số bộ, ngành, trong đó có Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức diện tích công trình sự nghiệp, máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo làm cơ sở để bộ, ngành, địa phương cụ thể hóa cho các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.

Việc chậm ban hành định mức sử dụng tài sản công chuyên dùng sẽ tác động mạnh tới công tác quản lý tài sản ở các đơn vị do không thực hiện được việc đầu tư, mua sắm, thuê, giao, điều chuyển, bán đối với tài sản công, đặc biệt là đối với các cơ quan, đơn vị có nhu cầu sử dụng tài sản thường xuyên hoặc phải giải quyết các vấn đề đột xuất, cấp bách.