【nhan dinh sassuolo】“Về nơi lưu dấu chân Người”

Một góc không gian triển lãm “Về nơi lưu dấu chân Người”. Ảnh: T.A

Sự kiện nhân kỷ niệm 111 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2022). Triển lãm giới thiệu 150 hình,ềnơilưudấuchânNgườnhan dinh sassuolo ảnh, tư liệu màu và đen trắng, tái hiện các di tích ở Thừa Thiên Huế với quá trình hình thành, phát triển, nỗ lực tu bổ, tôn tạo phục hồi di tích gốc, đặc biệt là những câu chuyện kể sống động, khắc họa cuộc sống sinh hoạt, học tập, lao động của Người và gia đình.

Triển lãm đưa công chúng trở về không gian văn hóa Huế, bối cảnh lịch sử, chính trị vùng đất kinh kỳ, cùng với nề nếp của gia đình xứ Nghệ, để thẩm thấu một trong những mạch nguồn hình thành tư tưởng, nhân cách văn hóa lớn trong con người Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

Triển lãm gồm 3 phần. Trong đó, phần 1 có chủ đề “Huế - Nơi lưu dấu tuổi thơ Người” giới thiệu các các hình ảnh tư liệu thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế; dấu chân Người từ Huế đi sâu vào phía Nam cùng Di tích quốc gia đặc biệt: Hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế.

Phần 2 với chủ đề “Sài Gòn (TP.Hồ Chí Minh) những năm đầu thế kỷ XX, nơi người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước” tập trung giới thiệu những hình ảnh, tư liệu Sài Gòn xưa; những nơi người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã đến, sinh sống, làm việc trước khi bước lên tàu Amiral La Touche De Tréville ra đi tìm đường cứu nước.

Cùng với các di tích ở Huế, triển lãm cũng giới thiệu hệ thống di tích lưu niệm về Người tại TP.Hồ Chí Minh như: Di tích nhà số 185/1 đường Cô Bắc, Quận 1; địa điểm Trường cơ khí Á Châu Sài Gòn; Di tích nhà số 5 đường Châu Văn Liêm, Quận 5: Di tích Bến Nhà Rồng nhằm thiệu đến công chúng những hình ảnh về cuộc đời sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phần 3 triển lãm có chủ đề “Di sản Hồ Chí Minh sống mãi với thời gian” xoay quanh nội dụng phát huy giá trị các di tích lưu niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế, TP.Hồ Chí Minh. Trong đó, phần này giới thiệu những hình ảnh về sự đổi mới của đất nước, con người Việt Nam; thành tựu khoa học kỹ thuật và sự phát triển mạnh mẽ của các địa phương trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội…

Theo ban tổ chức, ngày 5/6/1911, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt đối với vận mệnh của dân tộc, đất nước Việt Nam. Bến cảng Nhà Rồng trở thành điểm khởi đầu trên con đường cách mạng của Người, mở ra cuộc hành trình của ý chí, niềm tin và khát vọng kiếm tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Đây cũng là cuộc hành trình hướng về những giá trị nhân văn cao cả, vì sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và dân tộc trong tương lai của Người.

Triển lãm chuyên đề “Về nơi lưu dấu chân Người” cũng là dịp để giới thiệu đến công chúng hệ thống di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Huế đến TP. Hồ Chí Minh. Đặc biệt, hình ảnh các hoạt động phát huy giá trị di sản của Người được trưng bày, giới thiệu nhằm góp phần khẳng định vai trò, vị thế của hệ thống di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của dân tộc; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, đem đến cho công chúng cái nhìn toàn diện và sâu sắc về những di tích, địa điểm di tích vinh dự, tự hào lưu dấu chân Người...

Nhật Minh