Đã qua khung giờ cao điểm của việc buôn bán nhưng khu vực ngã ba trước chợ Lộc Điền vẫn tấp nập kẻ bán,ợngườidacircnvẫnrađườkèo chấp 1 1/5 là gì người mua. Đoạn đường chưa đầy 200m với đầy đủ loại hàng quán san sát nhau ngay sát mặt đường. Cần một thứ gì đó, người mua liền dừng đỗ xe và bắt đầu lựa chọn, trả giá dù biết mình đang đứng ngay dưới lòng đường. Chỉ cần chiếc xe tải nhỏ đi qua, việc di chuyển trở nên khó khăn. Đó là chưa kể đến tình trạng người bán hàng rong nhỏ lẻ mang sản phẩm của mình ra buôn bán và ngang nhiên chiếm dụng lòng đường vào những giờ cao điểm. Chứng kiến cảnh hỗn loạn mỗi ngày, bà Diệp Xuân Trinh, tiểu thương chợ Lộc Điền lắc đầu ngán ngẩm: “Tôi thấy có người ngồi bán ngay dưới lòng đường rất nguy hiểm, nói mà người ta không nghe. Nếu có công an đến thì họ chạy. Ngày nào cũng vậy, xe lớn qua đây là bị kẹt”.
Người dân bất chấp nguy hiểm lấn chiếm, mua bán ngay tại lòng, lề đường trước chợ Lộc Điền
Trái ngược với khung cảnh mua bán tấp nập dưới lòng, lề đường, cách đó vài bước, chợ Lộc Điền được xây dựng kiên cố, khang trang lại im ắng. Chỉ vài ki-ốt bán quần áo mở cửa. Số còn lại hầu như trong tình trạng bỏ trống hoặc cửa đóng then cài. Ông Lê Phước Lợi, tiểu thương chợ Lộc Điền, cho biết: “Người ta không vào chợ là bởi thiết kế sai truyền thống của chợ. Ví dụ như bán trái cây mà ở cuối nhà lồng chợ. Trong khi những nhà ở gần chợ đã mở bán, buộc các tiểu thương bên trong phải tràn ra lòng đường”.
Một người buôn bán dưới lòng đường được thì những người khác cũng bắt đầu dựng hàng quán theo. Chợ Lộc Điền bị bỏ lại ở phía sau nhường chỗ cho các sạp hàng tạm bợ tràn ra đường. Chính quyền cơ sở vẫn chưa có biện pháp giải quyết dứt điểm tình trạng này. “Nếu đã dẹp thì dẹp cho tới nơi tới chốn, chứ dăm ba bữa mới có công an, dân quân đi dẹp đường một lần thì đâu lại vào đấy. Người này bán được thì người kia cũng bán được nên người ta không vô chợ nữa mà cứ đổ dồn ra ngoài đường. Mắc hay rẻ gì cũng cố kiếm một chỗ để ngồi bán” - ông Dương Văn Thọ, tiểu thương ở chợ Lộc Điền nói.
Không chỉ ki-ốt sắp xếp không hợp lý mà đường vào chợ cũng quá hẹp khiến người dân khó ra - vào chợ để mua bán thuận tiện. Để vào sâu trong chợ, người mua phải chen chúc trên con đường vừa đủ cho 2 chiếc xe máy đi qua. Hoặc chấp nhận gửi xe với giá 5-10 ngàn đồng ở các điểm trông giữ xe tự phát của người dân. “Chợ chính không có bãi giữ xe, bà con thích để đâu thì để. Nếu xảy ra cháy thì không biết xe chữa cháy ra vào đường nào” - ông Thọ cho biết thêm.
Cao điểm của chợ thường vào khoảng 7 giờ 30 phút đến 9 giờ 30 phút, nếu vào ngày cuối tuần thì lượng xe càng đông. Bởi đây là trục đường chính để người dân đến nhà thờ đi lễ. Ông Nguyễn Văn Đăng, nhà ở ấp 5, xã Lộc Điền nói: “Ngày cuối tuần, nhất là ngày rằm, mồng 1 thì khu vực này kẹt cứng”.
Họp chợ trên đường vốn đã nguy hiểm thì họp chợ ngay tại khúc cua ngã ba lại nguy hiểm gấp nhiều lần. Dù chưa có thiệt hại về người nhưng đã xảy ra không ít vụ tai nạn ở khu vực này. Người dân đang rất mong chính quyền địa phương sớm có giải pháp xử lý lâu dài, hiệu quả để đảm bảo an toàn giao thông, mỹ quan khu dân cư... tại khu vực này.
Hạ Băng