【xếp hạng vô địch đức】Khơi dậy đam mê khởi nghiệp

Tính đến hết tháng 10-2023,ơidậyđammecirckhởinghiệxếp hạng vô địch đức Ban tổ chức cuộc thi nhận được 33 dự án, ý tưởng thuộc các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, phân bón, sáng chế nông nghiệp, may mặc, thực phẩm… tham gia vòng sơ khảo.

Ý tưởng, hoài bão lớn

Tốt nghiệp kỹ sư ngành Công nghệ sinh học, chị Nguyễn Thị Cẩm Tiên có gần 10 năm công tác ở TP. Hồ Chí Minh. Năm 2022, chị và gia đình trở về quê hương Bù Đốp lập nghiệp. Chị ước mơ đưa công nghệ vào sản xuất nấm để phát triển, mở rộng và làm giàu từ nghề này.

Với số vốn tích cóp được cùng những kiến thức đã học, chị và 7 thành viên khác đã thành lập Hợp tác xã (HTX) nấm đông trùng hạ thảo PN Bình Phước. Từ đó, chị xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị khởi nghiệp từ mô hình nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo tại thị trấn Thanh Bình, huyện Bù Đốp.

Chị Nguyễn Thị Cẩm Tiên và mô hình sản xuất nấm đông trùng hạ thảo 

Chia sẻ về nghề nuôi trồng nấm, chị Tiên cho biết, muốn có được sản phẩm tốt, yếu tố quan trọng là phải đảm bảo môi trường tuyệt đối an toàn; kiểm soát ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm đúng kỹ thuật. Trong đó, việc nhân giống, cấy phôi nấm đông trùng là công đoạn khó nhất. Để đảm bảo chất lượng và hàm lượng dược chất, chị Tiên sử dụng phôi nấm nhập từ Nhật Bản. Phôi nấm phải được khử hết yếu tố vi sinh vật bên ngoài, đảm bảo không nhiễm bệnh mới có thể cấy, nhiệt độ phòng luôn từ 18-23OC, độ ẩm trung bình hơn 80%.

Sau 9 tháng khởi nghiệp, HTX nấm đông trùng hạ thảo PN Bình Phước đã nuôi cấy thành công 3 lứa đông trùng, làm ra 5 dòng sản phẩm đưa ra thị trường, gồm: đông trùng hạ thảo tươi, đông trùng hạ thảo sấy thăng hoa, mật ong ngâm đông trùng hạ thảo, đông trùng hạ thảo ngâm rượu và trà đông trùng hạ thảo “mix” tứ vị. Nhờ sự tỉ mỉ, kiểm soát chặt chẽ trong quy trình sản xuất, các sản phẩm của HTX bước đầu được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng.

Nuôi cá koi ao bùn

Trước đây, anh Trần Xuân Ngọc ở ấp Tân An, xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp khởi nghiệp với mô hình nuôi cá thương phẩm. Qua nhiều năm chật vật với nghề, anh nhận thấy giá trị kinh tế không cao, không có thị trường tiêu thụ và cạnh tranh không lại so với giống cá các tỉnh miền Tây đem lên. Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu, năm 2011, anh Ngọc chuyển sang nuôi cá koi. Lúc đầu chỉ nuôi với thú vui cá cảnh trong nhà, sau đó anh thuê 3 ha mặt nước tại địa phương để nuôi cá koi tự nhiên dưới ao bùn.

Anh Trần Xuân Ngọc kiểm tra quá trình phát triển của cá koi ao bùn

Cá koi có nguồn gốc từ Nhật Bản thuộc họ cá chép và được nhiều người Việt nuôi chơi cảnh trong nhà, khuôn viên sân vườn. Tuy nhiên, khi nuôi với số lượng lớn đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc bài bản. Hiện cá koi nuôi ao bùn được anh bán với giá từ 300-500 ngàn đồng/kg tùy loại. 

Với niềm đam mê, nhiệt huyết, đến nay anh Ngọc đã có hơn 10 năm kinh nghiệm nuôi cá koi và mỗi năm thu lợi vài trăm triệu đồng cho gia đình. Đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, được nhiều người tham quan, học tập. Hiện trong hồ cá của gia đình anh đã phát triển khoảng 3 tấn cá các loại, sẵn sàng phục vụ nhu cầu người mua.

Làm kinh tế từ hoa cẩm cù

Năm 2017, trong một lần lướt web, anh Đỗ Văn Phúc ở thôn Bù Lợi, xã Phước Minh, huyện Bù Gia Mập đã mê mẩn trước vẻ đẹp của hoa cẩm cù. Anh bắt đầu sưu tầm, đặt mua một số giống cẩm cù, rồi nhân giống để thỏa niềm đam mê bản thân và kinh doanh bán cho những ai có cùng sở thích.

Một năm sau nhận thấy loài hoa này đem lại giá trị kinh tế cao, anh chuyển hướng mở rộng diện tích, tìm mua giống cẩm cù từ nhà vườn ở các tỉnh, thành phố trong cả nước. Anh còn mạnh dạn nhập các giống cẩm cù có giá trị kinh tế cao từ Trung Quốc, Thái Lan về thuần hóa với khí hậu Bình Phước và quyết định khởi nghiệp bằng dự án “Bảo tồn nguồn gen hiếm hoa cẩm cù với phương pháp vi sinh bản địa và mô hình kinh doanh hoa cẩm cù trực tuyến trên sàn thương mại điện tử”.

Anh Đỗ Văn Phúc, xã Phước Minh, huyện Bù Gia Mập giới thiệu với khách về hoa cẩm cù

Sau 6 năm học hỏi, tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, anh nắm bắt được tâm lý khách hàng, đưa ra thị trường số lượng lớn các loại, dòng căn bản có nhiều đặc tính ưu điểm cao, giá thành rẻ. Đến nay, trong khu vườn rộng 4.200m2, anh Phúc đã trồng hơn 15.000 chậu cây thuộc 368 loại cẩm cù với sắc hoa và kiểu dáng khác nhau, từ trung bình đến cao cấp và giá trị, trong đó có hơn 10 loài cẩm cù đặc hữu của đất Bình Phước.

Cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và tạo sự lan tỏa trên địa bàn tỉnh. Từ đó, từng bước hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho tỉnh. Qua cuộc thi nhằm tìm kiếm, chọn lọc, tôn vinh và hỗ trợ triển khai các sản phẩm, dự án tiềm năng; thu hút sự quan tâm, hỗ trợ của xã hội, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đối với các sản phẩm, dự án khởi nghiệp sáng tạo.

Ông NGUYỄN VĂN HIẾU, Giám đốc Trung tâm KH&CN, Sở KH&CN tỉnh Bình Phước


Đây là 3 trong số 33 mô hình tham gia cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bình Phước lần thứ II, năm 2022”. Sau vòng chấm sơ khảo vào đầu tháng 11-2023, Ban giám khảo đã lựa chọn 15 dự án khởi nghiệp xuất sắc, có tiềm năng phát triển tham gia vòng chung khảo. Đây là những dự án, ý tưởng sáng tạo có mức độ tác động và ý nghĩa về kinh tế - xã hội cũng như tính khả thi, hiệu quả thương mại khi đưa vào thực hiện. Với những ý tưởng đổi mới, tinh thần khởi nghiệp của thanh niên sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế tỉnh Bình Phước phát triển mạnh hơn.