Cùng dự diễn đàn có Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy,ễnđagravenđốithoạiphaacutettriểnđịaphươngnăkèo la liga Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuyết Minh và hơn 200 đại biểu là lãnh đạo các tỉnh, thành và đại diện sở văn hóa, thể thao và du lịch cùng đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước…
Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng phát biểu đề dẫn diễn đàn
Đây là diễn đàn thường niên, là kênh đối thoại về các vấn đề phát triển địa phương, cập nhật những thành tựu và khó khăn trong công tác lãnh đạo địa phương và hợp tác liên kết vùng; vì mục tiêu thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội địa phương, tạo động lực cho sự cất cánh phát triển trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2045.
Các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia diễn đàn
Phát biểu tại diễn đàn, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng nêu rõ: Trong nền kinh tế thị trường, công nghiệp văn hóa là lĩnh vực biểu hiện tập trung của mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa; thể hiện là một ngành công nghiệp văn hóa và hệ sinh thái văn hóa, tạo giá trị gia tăng trong hưởng thụ của người dân, sự tích hợp về đời sống vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu văn hóa đa dạng của các tầng lớp nhân dân. Phát triển lĩnh vực này có ý nghĩa quan trọng, giúp chuyển hóa nguồn tài nguyên mềm văn hóa thành những sản phẩm trên thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, lan tỏa sức mạnh mềm, di sản và đặc trưng văn hóa của mỗi địa phương, mỗi vùng kinh tế và quốc gia; làm cho văn hóa thẩm thấu sâu hơn, thực sự trở thành một trụ cột năng động trong sự phát triển của nền kinh tế.
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuyết Minh cùng đại biểu các tỉnh, thành phố tại diễn đàn
Các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam ra đời muộn hơn so với nhiều ngành công nghiệp khác, nhưng lại là ngành có nhiều dư địa phát triển, có thể phát triển nhanh, nhất là khi nước ta đã bước qua ngưỡng thu nhập trung bình thấp, gia tăng tầng lớp trung lưu, tạo ra nhu cầu thị trường lớn đối với các sản phẩm văn hóa, giải trí và du lịch. Tiềm năng phát triển các ngành công nghiệp văn hóa tại các địa phương trong cả nước là hết sức to lớn, nhất là khi phát triển công nghiệp văn hóa gắn với phát triển du lịch và nhiều ngành dịch vụ kết nối; và càng trở nên to lớn hơn khi sự phát triển này đã, đang được dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo. Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng |
Trên cơ sở những định hướng nêu trên, tại diễn đàn, các đại biểu đã nghe Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng thông tin chuyên đề Công nghiệp văn hóa, du lịch và phát triển địa phương; nghe 2 ý kiến của chuyên gia đến từ Đại học Indiana Hoa Kỳ là GS.TS Joana Woronkowicz nói về chủ đề “Phát triển kinh tế và các công trình văn hóa” và GS.TS Julia Gamster, Đại học RMIT với chủ đề “Văn hóa và du lịch: Thách thức về sáng tạo”.
Bên cạnh đó, diễn đàn cũng thảo luận bàn tròn với chủ đề “Kinh nghiệm một số địa phương”, đồng thời thảo luận mở về nội dung liên quan đến giải pháp để gắn kết, phát triển địa phương, chia sẻ hoạch định chính sách của các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo địa phương, các doanh nghiệp hàng đầu, chuyên gia, nhà nghiên cứu cao cấp, các tổ chức phát triển quốc tế… Thông qua đó, tạo ra các động lực mới cho phát triển địa phương theo chiến lược quốc gia, giúp kích hoạt tiềm năng, khai thông điểm nghẽn, đẩy mạnh những đột phá cho phát triển địa phương; chia sẻ sáng kiến địa phương phục vụ tăng trưởng nhanh và bền vững.