【kết quả santos】Khó xử lý vụ việc, tang vật liên quan đến sừng tê giác

kho xu ly vu viec tang vat lien quan den sung te giac

5 kg sừng tê giác do Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất bắt giữ ngày 20-5-2013.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, từ đầu năm 2008 đến nay, toàn Ngành đã phát hiện, xử lý được 13 vụ vận chuyển trái phép sừng tê giác, thu giữ tang vật vi phạm xấp xỉ 121,5 kg.

Điển hình, ngày 26-2-2012, Cục Điều tra Chống buôn lậu-Tổng cục Hải quan phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài-Cục Hải quan Hà Nội kiểm tra, phát hiện 2 hành khách nhập cảnh trên chuyến bay từ Hồng Kông về Nội Bài có hành vi vận chuyển trái phép 22kg sừng tê giác.

Ngày 6-1-2013, lực lượng Hải quan thuộc Cục Hải quan TP. HCM đã kiểm tra, phát hiện 1 hành khách nhập cảnh có hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa cấm nhập khẩu đi từ Mô-dăm-bích quá cảnh qua hai địa điểm là Đô-ha (Qatar) và Băng Cốc (Thái Lan) đến Việt Nam. Tang vật thu giữ 16,5 kg sừng tê giác.

Ngày 20-5-2013, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã phát hiện, bắt quả tang vụ nhập lậu hơn 5 kg sừng tê giác qua đường hàng không. Khách nhập cảnh tên D.V.S, sinh năm 1982, quốc tịch Việt Nam, nhập cảnh trên chuyến bay VN100 của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam. Khi hành khách này làm thủ tục tại khu vực hải quan, bằng các biện pháp nghiệp vụ, Đội Thủ tục hàng hóa nhập khẩu phát hiện có dấu hiệu nghi vấn, nên đã yêu cầu ông D.V.S. đưa hành lý vào kiểm tra trọng điểm bằng phương pháp thủ công. Kết quả, cơ quan Hải quan phát hiện có 6 khúc sừng tê giác, cân nặng khoảng 5 kg, được cất giấu tinh vi trong va ly.

Qua xử lý, lực lượng Hải quan nhận thấy, hàng vi phạm chủ yếu từ nước ngoài tạm nhập vào Việt Nam bằng đường hàng không (hầu hết có nguồn gốc từ Nam Phi), sau đó tái xuất đi nước thứ ba. Các đối tượng còn cấu kết với các đối tượng buôn lậu là người Campuchia, Thái Lan và Trung Quốc để buôn bán, vận chuyển tuồn hàng lậu vào Việt Nam hoặc Trung Quốc diễn biến khá phức tạp.

Tuy nhiên, việc xác minh các doanh nghiệp trong nước đứng tên nhận các lô hàng vi phạm rất khó thực hiện vì không có đủ căn cứ xác định có sự thông đồng với người gửi hàng. Hơn nữa, quá trình xác minh các đối tượng nước ngoài gửi hàng hoá vào Việt Nam gặp nhiều khó khăn do sự khác biệt về hệ thống pháp luật.

Không những thế, việc bảo quả tang vật vi phạm cũng gặp nhiều khó khăn, dễ bị mốc, hỏng nếu không được xử lý kịp thời. Đối với các sừng tươi vừa mới cắt rất dễ bị hỏng do không có kho chuyên dụng bảo quản và nguồn kinh phí để đảm bảo.

Hiện nay vẫn chưa có điều luật quy định định lượng ở các tình tiết định khung cấu thành cơ bản và cấu thành tăng nặng như hàng cấm có số lượng lớn, số lượng rất lớn và số lượng đặc biệt lớn.

Chính vì vậy, Cục Điều tra chống buôn lậu kiến nghị, cần thiết lập cơ chế phối hợp liên ngành hiệu quả, trong đó, nâng cao vai trò của các tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội ở tất cả các khâu. Quá trình phối hợp này phải được thực hiện từ khâu tổ chức tuyên truyền vận động, đào tạo nhận biết các loài hoang dã cần được bảo vệ... đến phát hiện, bắt giữ, xử lý.

Xây dựng điều phối hoạt động tại các địa bàn trọng điểm như sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất… Đồng thời, thành lập các đầu mối trao đổi thông tin thường xuyên về tội phạm trong lĩnh vực này ở các nước láng giềng và nước xuất xứ nhằm tạo điều kiện hỗ trợ về thông tin xác minh, điều tra.

Bên cạnh đó, cần tiến hành tập huấn hàng năm về động thực vật hoang dã cho các cơ quan thực thi pháp luật (nhận dạng loài, áp dụng CITES, các xu hướng và thủ thuật buôn lậu, luật pháp liên quan mới ban hành). Hướng tới vấn đề bảo vệ động thực vật hoang dã ở Việt Nam cần được xây dựng thành "Chương trình mục tiêu quốc gia" huy động mọi nguồn lực trong nước và quốc tế.

Quang Hùng