Empire777

Theo quy định, các khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm nhận định tỷ số bóng đá

【nhận định tỷ số bóng đá】Xây dựng trạm xử lý nước thải: Không thể chậm trễ

TheựngtrạmxửlnướcthảiKhngthểchậmtrễnhận định tỷ số bóng đáo quy định, các khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp đang hoạt động phải có trạm xử lý nước thải tập trung, nếu không sẽ buộc đóng cửa. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này phần lớn các khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CCN-TTCN) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang vẫn chưa có được trạm xử lý nước thải.

Trạm xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp Sông Hậu trong giai đoạn xây dựng.

Đâu cũng thiếu

Theo báo cáo của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, tính đến nay, trên địa bàn tỉnh đã triển khai xây dựng 10 khu, CCN-TTCN tại một số huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh, trong đó đã có 8 khu, CCN-TTCN đi vào hoạt động. Trong số những khu, CCN-TTCN hoạt động thì mới có 3 khu công nghiệp (KCN), CCN-TTCN đã và đang đầu tư trạm xử lý nước thải, chiếm 30%. Số còn lại vẫn chưa được đầu tư trạm xử lý nước thải nào dù đã có quy hoạch.

Đi vào hoạt động nhiều năm, KCN Sông Hậu đã thu hút được gần 10 doanh nghiệp vào sản xuất, kinh doanh. Qua thống kê, mỗi ngày lượng nước thải ở KCN Sông Hậu phát sinh hàng ngàn mét khối nước thải. Tuy nhiên, do chưa xây dựng được trạm xử lý nước thải tập trung nên việc xử lý nguồn nước thải trong thời gian qua phụ thuộc vào hệ thống xử lý nước thải của các công ty, xí nghiệp. “Qua kết quả thanh, kiểm tra hàng năm của Sở Tài nguyên và Môi trường cho thấy, các cơ sở sản xuất cơ bản có quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải theo đúng nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Tuy nhiên, việc vận hành công trình bảo vệ môi trường hiện nay còn phụ thuộc rất lớn vào ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường ở mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc kiểm soát chất lượng nguồn nước thải sau xử lý của một số doanh nghiệp đôi lúc chưa đạt quy chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường tiếp nhận”, ông Hồ Văn Phú, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, nhận định.

Không chỉ KCN Sông Hậu, 8 CCN-TTCN trên địa bàn tỉnh Hậu Giang gồm: CCN-TTCN thành phố Vị Thanh, CCN Nhơn Nghĩa A (huyện Châu Thành A), CCN Đông Phú (huyện Châu Thành) giai đoạn 1... cũng nằm trong thực trạng chung là chưa được đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung. Đơn cử như CCN-TTCN thành phố Vị Thanh có tổng diện tích khoảng 50ha với 14 công ty, doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng vì khó khăn về kinh phí nên đến nay cụm này chưa xây dựng được nhà máy xử lý nước thải tập trung theo quy định.

Ông Nguyễn Việt Dũng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Vị Thanh, cho hay: “CCN-TTCN thành phố Vị Thanh đã đi vào hoạt động được gần 10 năm nay, nhưng vẫn chưa xây dựng được hệ thống xử lý nước thải tập trung. Do vậy, năm 2014 Ban Quản lý Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thành phố Vị Thanh đã bị cơ quan thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường ra quyết định xử phạt vì chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định. Được biết, dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cho cụm công nghiệp này và đã được UBND tỉnh Hậu Giang chấp thuận, hiện đang trong quá trình thực hiện”.

Vẫn còn nhiều khó khăn

Mặc dù Trạm xử lý nước thải của KCN Tân Phú Thạnh - giai đoạn 1 đã đi vào hoạt động, song thực tế vẫn còn doanh nghiệp không mặn mà. Theo Ban Quản lý các KCN, do các doanh nghiệp trong KCN đã có hệ thống xử lý nước thải riêng nên việc thuyết phục doanh nghiệp đấu nối nước thải vào trạm xử lý nước thải tập trung của KCN khó khăn (phải tốn thêm chi phí cho dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải). Chính vì thế, trạm xử lý nước thải chỉ hoạt động được gần 20% công suất thiết kế. Ông Nguyễn Ngọc Điện, Phó trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, cho rằng: “Điều khó khăn ở đây là vận động các doanh nghiệp đấu nối, bởi hệ thống xử lý nước thải của họ đều đã đạt chuẩn. Trong khi, nếu đấu nối phải tốn thêm chi phí nên dù đã đi vào hoạt động 3 năm nay nhưng khối lượng nước thải không đủ công suất thiết kế của trạm”.

Theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thì các tỉnh, thành phố phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải trung tại các khu, CCN… Nhưng tỉnh Hậu Giang chưa thực hiện được là vì nguồn ngân sách tỉnh còn hạn hẹp, trong khi đó kinh phí để đầu tư xây dựng một hệ thống xử lý nước thải tập trung không phải nhỏ. Để nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải bảo vệ môi trường ở các khu, CCN, vừa qua Công ty Phát triển hạ tầng KCN Hậu Giang đã tiến hành xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung tại KCN Sông Hậu, kinh phí khoảng 42 tỉ đồng, công suất 2.000m3/ngày đêm và theo kế hoạch sẽ đưa vào hoạt động vào cuối năm 2016. Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại thì tiến độ xây dựng trạm cũng chỉ đạt gần 63% giá trị hợp đồng.

Ông Nguyễn Ngọc Điện, Phó trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, cho biết thêm: Trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, thời gian tới Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh sẽ cố gắng xây dựng hoàn thành nhà máy xử lý nước thải tập trung tại các cụm công nghiệp do ban quản lý. Đồng thời, tiếp tục vận động, tuyên truyền các doanh nghiệp sớm đấu nối vào trạm xử lý để hạn chế được tình trạng xả thải ra môi trường, nhằm hướng đến một nền sản xuất xanh, an toàn, thân thiện với môi trường.

Bài, ảnh: THANH THÚY

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap