Cúp C2

【bđ tbn】Tăng thu nhập dưới tán rừng

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Thể thao   来源:Nhà cái uy tín  查看:  评论:0
内容摘要:(CMO) Năm 2017, nếu như nông dân trồng lúa, trồng màu trên địa bàn huyện Trần Văn Thời gặp nhiều khó bđ tbn

Báo Cà Mau(CMO) Năm 2017, nếu như nông dân trồng lúa, trồng màu trên địa bàn huyện Trần Văn Thời gặp nhiều khó khăn trong sản xuất thì bà con gắn bó với rừng tràm lại có thêm nhiều niềm vui khi cây tràm tiếp tục tăng giá.

Ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi là một trong những địa phương có diện tích trồng rừng nhiều của huyện, với hơn 410 ha.

Ông Huỳnh Văn Cung, Trưởng ấp Vồ Dơi, phấn khởi cho biết: “Năm 2017, bà con khai thác được 50,25 ha trồng rừng. Sản lượng đạt cùng với giá cả năm nay tăng, đặc biệt là cây tràm tăng giá mạnh, từ 120-140 triệu đồng/ha, cao hơn khoảng 40 triệu đồng/ha so với năm 2016 nên bà con phấn khởi lắm".

Là một trong những hộ bám rừng mấy chục năm qua, gia đình anh Võ Tú Anh cũng được nhận giao khoán 5 ha đất nông nghiệp và lâm nghiệp. Đối với phần đất lâm nghiệp, vài năm gần đây, gia đình anh mạnh dạn đầu tư vốn để kê liếp trồng tràm nhằm nâng cao sản lượng.

Anh Đậm đang giặm lại diện tích tràm vừa trồng mới sau khai thác vừa qua.

Nói về kết quả đợt thu hoạch rừng tràm vào năm 2017, anh Tú Anh vui mừng chia sẻ: “Chưa có đợt nào gia đình khai thác tràm thu nhập cao như năm nay. Thu hoạch 1,2 ha trồng tràm bản địa, với thời gian từ 4-5 năm, thu nhập hơn 120 triệu đồng”.

Năm 2017, một phần diện tích trồng rừng của ông Võ Văn Bân cũng đến đợt thu hoạch.

Ông Bân cho biết, gia đình ông có 3 ha trồng rừng. Những năm qua, mặc dù một số người dân trong vùng chuyển sang trồng cây keo lai hay tràm Úc, thì ông Bân vẫn chọn cây tràm bản địa để phát triển kinh tế gia đình. Tuy trồng lan nhưng do hằng ngày ông Bân tích cực chăm sóc nên thay vì 7 năm mới thu hoạch thì rừng tràm của ông 4 năm đã có thể cho thu hoạch.

Ông Bân bộc bạch: “Vài năm gần đây, cây tràm có giá, tôi và bà con trồng rừng rất phấn khởi. Năm nay tôi thu hoạch chưa tới 1 ha mà được gần 120 triệu đồng. Sắp tới tôi sẽ kê liếp để nâng cao hiệu quả kinh tế”.

Đang giặm lại diện tích tràm giống vừa mới trồng sau đợt khai thác vừa qua, anh Trần Văn Đậm cho biết, trước đây thấy giá keo lai cao hơn cây tràm nên trên 3,5 ha trồng rừng của gia đình, anh Đậm vừa kê liếp trồng tràm và keo lai. Tuy nhiên, do không dành thời gian chăm sóc nên cây giống không đạt, dẫn đến đợt thu hoạch vừa qua sản lượng không cao.

Anh Đậm cho biết: “Đâu ngờ giá cây tràm tăng như năm nay nên không tích cực chăm sóc cây giống ngay từ đầu. Thu hoạch 3,5 ha được 180 triệu đồng. Từ đợt này, tôi sẽ trồng tràm bản địa thôi”.

Không còn suy nghĩ chỉ biết dựa vào cây rừng, cây lúa mà giờ đây nông dân còn đa canh trong sản xuất, mạnh dạn tìm các mô hình kinh tế mới để “lấy ngắn nuôi dài”. Như gia đình anh Tú Anh, không có đất bờ bao nào bỏ trống, anh tận dụng trồng chuối xiêm quanh năm. Vào thời điểm chuối rớt giá như hiện nay chỉ còn 1.200 đồng/kg, bình quân mỗi tháng vườn chuối của anh thu được 2 triệu đồng. Còn vào thời điểm chuối có giá cao 3.000-4.000 đồng/kg, gia đình anh thu nhập cao gấp đôi. Hay như anh Đậm, ngoài kinh tế rừng, hằng ngày, vợ chồng anh còn chịu khó mua bán rau màu ở các vùng ngọt trong huyện rồi bỏ mối cho các tiểu thương ở huyện Cái Nước. Mỗi ngày trừ chi phí còn lợi nhuận từ 300.000-400.000 đồng.         

Kết thúc vụ trồng thắng lợi, ông Bân, anh Đậm, anh Tú Anh lại bắt tay vào trồng vụ mới ấp ủ nhiều niềm tin, hy vọng. Hy vọng sang năm mới, cây tràm sẽ có giá ổn định, giúp người dân nơi đây bám đất, bám rừng, xây dựng cuộc sống mới./.

Hữu Ngọc 

 

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap