【norwich đấu với watford】Ông Nguyễn Văn Thứ, Chủ tịch GC Food: Quyết tâm triển khai ESG để mở rộng xuất khẩu

Chuyển đổi xanh,ÔngNguyễnVănThứChủtịchGCFoodQuyếttâmtriểnkhaiESGđểmởrộngxuấtkhẩnorwich đấu với watford thực hành ESG để tham gia “sân chơi” toàn cầu Hải quan Quảng Ninh triển khai các giải pháp để thúc đẩy xuất nhập khẩu Lời khuyên cho doanh nghiệp nhỏ khi triển khai ESG
ông Nguyễn Văn Thứ, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm G.C (GC Food)
ông Nguyễn Văn Thứ, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm G.C (GC Food)

Thưa ông, được biết, GC Food đang đẩy mạnh thực hành ESG trong hoạt động của công ty, kế hoạch này đang được triển khai ra sao?

Hiện nay, hầu hết nhà mua hàng khi làm việc với GC Food đều đặt vấn đề đã có chứng nhận ESG chưa, nên công ty đã nghiên cứu tìm hiểu, song cũng gặp những khó khăn. Ngay từ việc lựa chọn đơn vị tư vấn ESG cũng không dễ. Có những đơn vị tư vấn giải pháp quá hoàn hảo nhưng chi phí quá lớn, công ty không có khả năng áp dụng trong thời điểm hiện tại. Có những đơn vị khác tư vấn giải pháp không triệt để nên nếu hiện tại đầu tư thì sau đó sẽ cần nâng cấp, bỏ cái cũ đi, lại gây tốn kém.

GC Food kỳ vọng trong năm nay sẽ lựa chọn được đơn vị tư vấn và có thể triển khai ESG trong 1-2 năm tới. Các đối tác mua hàng cũng đề xuất trong giai đoạn hiện tại, họ sẽ đồng ý mua hàng với quy mô vừa phải, để theo dõi hoạt động kinh doanh. Trong dài hạn, nếu muốn tăng quy mô xuất khẩu vào thị trường châu Âu và Mỹ thì chuẩn ESG là yếu tố bắt buộc.

Trên thực tế, các hoạt động từ trước đến nay của GC Food đã chú ý đến các yếu tố ESG và phát triển bền vững. GC Food đã đầu tư phòng thí nghiệm nuôi cấy mô cây nha đam. Cây nha đam nuôi cây mô mang lại sản lượng lớn hơn trên cùng một diện tích, từ đó ít tác động tới môi trường, tiết kiệm nguyên liệu, tài nguyên.

Thêm nữa, GC Food cũng thực hiện quản lý vườn trồng sạch, nước sạch..., giúp giảm thiểu lượng nước trong quá trình sản xuất. Hệ thống xử lý nước tuần hoàn giúp 30% nước xử lý trong ngày có thể tái sử dụng trong một số công đoạn; nước thải trong sản xuất được thu gom riêng để lắng đọng, xử lý và tái sử dụng trong những khâu khác…

Ngoài ra, hệ thống máy móc hiện đại cũng giúp tiết giảm chi phí chất đốt, nguồn điện; tăng năng suất. Việc bán hàng cũng đã áp dụng hệ thống quản trị công nghệ cao, gồm nhiều hoạt động quản lý từ đồng ruộng, máy móc, quản lý kho, quản lý đơn hàng…

Nông nghiệp vốn là lĩnh vực có khá nhiều rủi ro, GC Food sẽ làm gì để kiểm soát rủi ro khi áp dụng chuẩn ESG vào hoạt động của DN, thưa ông?

Nông nghiệp thực chất là ngành có khá nhiều rủi ro và khi thực hiện ESG cũng sẽ gặp phải nhiều rủi ro, bao gồm biến đổi khí hậu, bất bình đẳng xã hội và các vấn đề quản trị có thể tác động đến hoạt động và tài chính của công ty. Quản lý hiệu quả những rủi ro này là điều cần thiết để đảm bảo tính bền vững lâu dài, giảm thiểu tổn thất tài chính cho DN.

Hiện nay, việc triển khai tiêu chuẩn ESG tại Việt Nam còn rất nhiều hạn chế về thông tin, lúng túng trong thực hành cũng như thách thức về vốn đầu tư, giá thành sản phẩm cao, sức cạnh tranh của hàng hoá thấp… Vướng mắc lớn nhất hiện nay là Việt Nam chưa có đơn vị chứng nhận ESG, nên các DN đều đang phải thuê các chuyên gia nước ngoài hỗ trợ. Bên cạnh đó là những khó khăn về khung tiêu chuẩn, quy định ESG quá nhiều, chi phí vận hành cao… GC Food đã lường trước những khó khăn đó và đang từng bước có giải pháp khắc phục để có bước đi phù hợp.

Hầu hết các DN, trong đó có GC Food đều đang cần có những quy định rõ ràng, công khai hơn về ESG để DN dễ dàng tiếp cận, nhìn thấy được mặt tích cực dài hạn để quyết định đầu tư. Ngoài ra, cần có cơ chế vay vốn thuận lợi hơn hoặc có ưu đãi về lãi vay cho DN đang thực hiện ESG nhằm hỗ trợ hoạt động đầu tư nhà máy, nhân sự.

Theo đánh giá của ông, việc áp dụng chuẩn ESG sẽ mang lại những tác động như thế nào đối với GC Food?

Các thị trường chính của GC Food hiện tập trung ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á, Trung Quốc, Trung Đông và một phần nhỏ xuất sang châu Âu. Tôi mong là khi áp dụng được chuẩn ESG, có thể tăng lượng xuất khẩu hàng đi châu Âu, châu Mỹ. Đặc biệt trong năm 2024, GC Food đang đầu tư một số máy móc, để sản xuất sản phẩm kích thước nhỏ cho 1 người sử dụng 1 lần. Chúng tôi cần bán sản phẩm này tại siêu thị châu Âu, Mỹ và các thị trường này cần chứng nhận chuẩn ESG.

Việc thực hiện các nguyên tắc của ESG không chỉ giúp DN đáp ứng yêu cầu ngày càng cao từ cộng đồng và thị trường, mà còn tạo ra cơ hội mới và giúp tăng cường vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, góp phần quan trọng vào việc hình thành một môi trường kinh doanh tích cực và bền vững tại Việt Nam.

Các DN có chiến lược ESG mạnh mẽ thường xuyên thu hút đầu tư và được đánh giá cao trên thị trường, điều này thúc đẩy sự tăng trưởng và ổn định của cổ phiếu và giá trị thương hiệu, tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường tài chính. Vì vậy, có thể nói rằng, ESG đóng vai trò như một chỉ báo quan trọng, giúp các bên liên quan hiểu rõ cách DN quản lý rủi ro và tận dụng cơ hội trong cả ba khía cạnh của môi trường, xã hội và quản trị.

Đặc thù của GC Food là sau khi thu hoạch, nếu để lâu quá nha đam có thể bị úng, hư. Trước kia, nha đam sẽ được thu hoạch một loạt rồi đưa về nhà máy. Các xe tải có thể mất từ 3-6 tiếng mới đưa cây nha đam vào chế biến. Việc áp dụng chuẩn ESG sẽ đồng bộ hóa được khâu thu hoạch từ vườn, chở về nhà máy và đưa vào chế biến, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và tiết kiệm chi phí vận hành.

ESG thúc đẩy DN phát triển bền vững là điều mà không ai có thể phủ nhận nhưng không đồng nghĩa với việc áp dụng ESG lúc nào cũng mang lại thành công cho DN. Do đó, trong vấn đề áp dụng ESG, DN cần phải có sự nghiên cứu, đánh giá và tham vấn chuyên gia để việc áp dụng phù hợp và đạt kết quả tốt.

Năm 2024 đã đi qua được nửa chặng đường, xin ông chia sẻ về tình hình xuất khẩu và kết quả kinh doanh của GC Food đến thời điểm hiện tại?

Nửa đầu năm 2024, kinh tế hồi phục ở mức khá, nhưng lại bị suy giảm về xuất khẩu. GC Food cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt ở thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, tỷ giá mất đến gần 7-10%, dẫn đến nhà nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thấy chi phí đầu vào cao, giảm lượng sản xuất.

Thêm vào đó, nhà sản xuất ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc xuất khẩu cũng gặp khó khăn về chi phí vận tải đường biển khiến đơn hàng GC Food giảm theo. Trước tình hình đó, công ty đã và đang nỗ lực tìm kiếm các thị trường mới. Trong năm nay sẽ bắt đầu xúc tiến trở lại thị trường Trung Đông sau thời gian Covid-19 tạm ngưng. Đồng thời, GC Food đã mở được thị trường mới là Ấn Độ. Dù giá tại thị trường này không cao, nhưng sản lượng tiêu thụ cao. Một điều thú vị là GC Food đang xuất khẩu ngược lại cho các nước ASEAN. Các sản phẩm thạch dừa, nha đam xuất đi các nước Malaysia, Philippines, Indonesia… rất tốt.

Hiện công ty đã ký nhiều hợp đồng lớn với mức doanh thu dự kiến từ đầu năm khoảng 573 tỷ đồng. Tính đến hết tháng 6, doanh thu đã đạt trên 260 tỷ đồng, cả năm có thể đạt hoặc vượt mức được Đại hội đồng cổ đông giao là 573 tỷ đồng.

Xin cảm ơn ông!