Thể thao

【ket qua anha】Thư viện và độc giả

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Cúp C2   来源:La liga  查看:  评论:0
内容摘要:Tôi nhiều lần ghé Thư viện tỉnh tìm tư liệu và mượn sách. Trụ sở m ket qua anha

Tôi nhiều lần ghé Thư viện tỉnh tìm tư liệu và mượn sách. Trụ sở mới (trụ sở Thành ủy Vị Thanh cũ) khá khang trang với khuôn viên thoáng,ưviệnvđộcgiảket qua anha phòng đọc rộng rãi, mát mẻ và nhiều tiện ích phục vụ độc giả. Ở đây có nhiều đầu sách “Đông - Tây”, độc giả tha hồ lựa chọn.

Trái ngược với không gian và sự phong phú, đa dạng của sách thì thư viện có rất ít độc giả ra vào. Có thể cả buổi sáng hoặc chiều chỉ có 1-2 người ngồi đọc sách hoặc 5-7 học sinh vào ra mượn không gian đọc, học. Phải chăng đó chỉ là một vài buổi trùng hợp với sự ghi nhận của người viết? Dù gì đi nữa thì cũng phải thừa nhận rằng, Thư viện tỉnh bây giờ ít độc giả hơn.

Được sống trong giai đoạn giao thời giữa sách in và bùng nổ của internet, tôi thấy rõ một sự lùi về của sách trên kệ. Chỉ gần 20 năm nay thôi, lúc còn chung tỉnh Cần Thơ, muốn vào thư viện thành phố Cần Thơ hay Thư viện tỉnh Cần Thơ, độc giả phải đi sớm để giữ chỗ ngồi, nếu không phải đọc, học ở vỉa hè, ghế đá trong khuôn viên. Thư viện Trường Đại học Cần Thơ lúc ấy cũng không ngoại lệ khi có lúc thủ thư phải cáo gắt vì độc giả đông quá, gây mất trật tự phòng đọc, phòng mượn. Còn hiện nay…

Một trong những căn nguyên của vấn đề ít độc giả có lẽ là những trang sách, kệ sách đang lùi về khi đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, nhường chỗ cho những tiến bộ hiện nay đó là sách số hóa, sách nói, thậm chí là những hình thức khác đề cập đến nội dung sách trên môi trường mạng phục vụ nghe, nhìn của nhiều người.

Nắm bắt được nhu cầu của độc giả, Thư viện tỉnh đã và đang tập trung hoàn thiện Dữ liệu sách số hóa trực tuyến với hàng trăm đầu sách phục vụ. Truy cập vào thuvientinh.haugiang.gov.vn, mục Dịch vụ thư viện sẽ có nhiều tiện ích để khai thác...

Mặc dù vậy, đọc sách là thói quen, là ham muốn nên thư viện số hình như cũng rất ít người… ghé qua. Theo thống kê từ trang này, trong 1 ngày có lúc chỉ 1-2 người online và tổng số lượt người truy cập trong ngày chỉ hơn 100. Điều đó cho thấy, thư viện (cả thư viện số) và độc giả còn xa lạ.

Những người thường đọc sách cho rằng, chừng nào độc giả nhìn kho sách trong thư viện thấy “mắc ham”; cầm quyển sách lên là muốn “ngấu nghiến” từng trang… thì trí tuệ của nhân loại mới được mở ra càng nhiều.

Một khảo sát quốc tế năm 2016 cho thấy, người Việt Nam đọc sách ít hơn nhiều so với các nước trong khu vực, chỉ có 30% người Việt đọc sách thường xuyên, 44% thỉnh thoảng mới đọc sách, và 26% hoàn toàn không đọc sách. Trong khi người Ấn Độ đọc gần 11 giờ/tuần, người Đài Loan đọc 5 giờ/tuần, người Nhật Bản đọc 4 giờ/tuần, Hàn Quốc 3 giờ/tuần… thì người Việt Nam trung bình đọc chưa tới 1 giờ/tuần… Điều đó đặt ra nhiều vấn đề, trong đó “chấn hưng văn hóa đọc” thường xuyên được nhắc đến.

Để tham gia “chấn hưng”, thư viện số ra đời - bước đi lịch sử trong giai đoạn 4.0. Độc giả thì sao, đã sẵn sàng là độc giả số ?

TRÍ THỨC

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap