Người khỏi mua,ịtrườngôtôchữnglạti le keo bong da 88 kẻ mất bán
Việc nhiều người lái ô tô bị cảnh sát giao thông xử phạt vì lỗi không có bản chính Giấy đăng ký xe (cà vẹt) khi đi đường khiến thị trường cho vay mua xe ô tô gần như ngưng trệ, các đại lý xe như ngồi trên đống lửa. Giám đốc một đại lý ô tô than từ đầu tháng 7, thời điểm “siết” phải có bản gốc cà vẹt xe, cửa hàng không bán được một chiếc xe nào cho người mua vay ngân hàng (NH).
“Toàn người tới ngắm xe rồi về tay không, không ai dám mua. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến các bên “mất cả chì lẫn chài”: người không mua được, kẻ không bán được, NH thì không cho vay được”, ông than. Chưa kể, ông dự báo tình hình này kéo dài, NH sẽ siết cho vay ô tô ngay, nợ xấu sẽ tăng lên, vì nhiều khả năng khách hàng sẽ bán xe chạy nợ. Việc này đã xảy ra nhiều nên NH mới đòi giữ bản chính giấy tờ.
Giám đốc một hãng ô tô cũng cho hay, các hãng xe đang lo lắng vì hiện nay người mua xe vay trả góp chiếm đến 70 - 80%, nên thị trường bị ảnh hưởng rất lớn. Những người mua xe trước đó để chạy Uber hay Grab sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ việc này, do đa số vay trả góp. Còn những người mua xe mới ngại ngần, dừng lại để nghe ngóng thị trường. “Người mua chần chừ, từ đầu tháng đến nay hàng bán chựng lại. Chúng tôi đang mong các bộ ngành có buổi gặp sớm, bắt tay nhau tháo gỡ vướng mắc”, ông nói.
Ngân hàng đòi tài sản đảm bảo khác
Trong khi đó, các NH cũng đang lo sốt vó. Lãnh đạo ở một NH cho hay cho vay mua xe đang khựng lại, cũng như NH không có ý định trả bản gốc cà vẹt ra. “Trả thành ra vay tín chấp, không còn tài sản để giữ, người vay chạy mất luôn thì ai chịu trách nhiệm?”, ông đặt vấn đề. Ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng giám đốc DongABank, thừa nhận NH đang đối mặt với 2 vấn đề. Thứ nhất, một khi người vay đã thế chấp cà vẹt xe thì NH không thể xuất trả được, bởi đây như một tài sản đảm bảo, giấy tờ có giá. Thứ hai, những người vay mới đang ngại, vì giao nộp bản chính cà vẹt thì không đi đường được. “Quan điểm của tôi đối với khoản tín dụng mới là ai đồng ý cho NH giữ bản chính thì mới cho vay, không thì thôi”, ông cho biết.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB, cho hay cách xử lý hiện nay là NH thương lượng, thỏa thuận với người vay. NH vẫn cho vay bình thường nếu khách hàng đồng ý đưa cà vẹt. Còn nếu không, NH sẽ xem xét kỹ khả năng trả nợ, lịch sử tín dụng, nếu tốt sẽ cho vay.
Giám đốc khối khách hàng cá nhân của một NH TMCP cho hay khoảng một tháng nay, doanh số vay mua xe giảm khá mạnh, chỉ còn khoảng 10 - 15% so với mức bình thường. “Hiện tại, một số người vay bị phạt thì NH cầm bản chính cà vẹt cùng đến gặp cảnh sát giao thông để hỗ trợ giải quyết, chứ nếu đưa bản chính, khách hàng bán mất xe thì NH gặp rủi ro rất lớn”, ông nói. Hiện nay, NH này đang có hướng xử lý với khoản vay cũ bằng cách yêu cầu người vay bổ sung tài sản thế chấp khác như nhà đất, sổ tiết kiệm… để lấy giấy tờ bản chính ra. Hoặc khách hàng phải rất “xịn”, có thu nhập rất cao, từ 60 triệu đồng/tháng trở lên, lịch sử tín dụng tốt thì mới cho rút giấy tờ ra cho vay tín chấp, nhưng đồng thời cũng điều chỉnh lãi suất cao hơn. Thứ hai, nếu người vay không có đủ tài sản đảm bảo khác, mà buộc phải có bản gốc giấy tờ, thì NH không có cách nào khác, phải yêu cầu khách hàng hợp tác bán xe, thu hồi tiền vay trở về.
Theo số liệu mới nhất, quy mô thị trường cho vay tiêu dùng hiện xấp xỉ 600.000 tỉ đồng, tương đương 26,5 tỉ USD. Khảo sát của LienvietPostbank về thị trường tài chính tiêu dùng năm 2015 cho thấy, thị phần tài chính tiêu dùng của các nhóm đối thủ ước tính được phân chia như sau: Nhóm NH hiện đang chiếm thị phần 87% tổng tín dụng tiêu dùng cả nước, công ty tài chính chiếm khoảng 12%, công ty tài chính vi mô khoảng 1%. Danh mục cho vay của các NH chủ yếu là các mặt hàng có giá trị cao như cho vay mua nhà, mua ô tô. |