(HG) - Đây là mục tiêu được bàn bạc trong cuộc họp diễn ra vào chiều ngày 29-3,ươngphpđẩymạnhứngdụngcngnghệsốvonngnghiệlịch thi đấu bóng đá phap do Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên chủ trì.
Đại diện ngành nông nghiệp tỉnh (đứng) trình bày kết quả ứng dụng công nghệ số trong ngành nông nghiệp thời gian qua.
Hiện nay, công tác ứng dụng công nghệ số đã được ngành nông nghiệp tỉnh áp dụng bằng WebGIS xây dựng hệ thống quản lý nông nghiệp trực tuyến; vận hành Sàn Giao dịch và truy xuất nguồn gốc “Nông sản Hậu Giang bằng phần mềm điện thoại là Agri360, giúp nông dân dễ dàng áp dụng công nghệ blockchan truy xuất nguồn gốc nông sản, ghi chép nhật ký canh tác điện tử, thu hút gần 1.800 tổ chức, cá nhân trong, ngoài tỉnh tham gia trên sàn. Ngành nông nghiệp còn phối hợp với Viện Nghiên cứu công nghệ không gian và dưới nước - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội triển khai thí điểm công nghệ Autotimelapse trong truy xuất nguồn gốc một số loại nông sản ở Hậu Giang. Ngành khuyến nông tỉnh đã phối hợp với đối tác Hàn Quốc hỗ trợ máy bay phun thuốc không người lái, điều khiển máy bằng thiết bị tiên tiến, tránh độc hại cho người dân và rút ngắn thời gian phun thuốc trên diện tích canh tác lớn. Ngoài ra, các ngành thủy lợi, lâm nghiệp, chăn nuôi thú y, thủy sản, trồng trọt, bảo vệ thực vật cũng được ứng dụng nhiều phần mềm giúp các đơn vị cảnh báo cháy rừng, phát hiện hạn mặn, báo cáo cập nhật tình hình dịch bệnh, điều tra, phát hiện sinh vật gây hại trên cây trồng…
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên cho rằng: Ứng dụng công nghệ số hiện nay rất cần thiết để theo kịp sự phát triển của công nghệ trên thế giới. Nhất là tỉnh Hậu Giang rất cần thiết ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao giá trị sản phẩm. Thời gian qua, các lĩnh vực thuộc ngành nông nghiệp của tỉnh đã có nhiều ứng dụng như đo độ mặn, dự báo sạt lở, quan trắc, trồng dưa lưới, rau thủy canh…, nhưng nhìn chung là áp dụng kỹ thuật tiên tiến. Tới đây, các ngành tiếp tục tìm giải pháp, học tập kinh nghiệm, xây dựng mô hình để ứng dụng mạnh mẽ, phát triển thành hệ thống trên diện rộng, giúp giải quyết được vấn đề bức thiết của tỉnh, đưa nông nghiệp tỉnh phát triển theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm giá thành, tăng năng suất lao động bằng công nghệ.
Tin, ảnh: TRÚC LINH