【keonhacai 888】Luật Thuế XK, thuế NK quy định thế nào về các loại thuế phòng vệ thương mại?

luat thue xk thue nk quy dinh the nao ve cac loai thue phong ve thuong mai

Luật Thuế XK, thuế NK quy định rõ điều kiện, nguyên tắc, thời gian áp dụng các loại thuế phòng vệ thương mại để phát huy công dụng hữu hiệu trong trường hợp các ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại. Ảnh: T.Trang.

Trước đây, các biện pháp về thuế phòng vệ như: thuế để tự vệ, chống phá giá, chống trợ cấp, chống phân biệt đối xử trong NK hàng hóa đã quy định tại Khoản 2, 3 Điều 5 và Điều 11 Luật Thuế XK, thuế NK 2005, nhưng chưa đầy đủ và chưa bao quát được hết các quy định cần thiết về áp dụng các loại thuế này. Ngoài các quy định của Luật Thuế XK, thuế NK 2005, việc áp dụng các loại thuế này trên thực tế thực hiện theo quy định tại các Pháp lệnh chống bán phá giá số 20/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/04/2004, Pháp lệnh chống trợ cấp số 22/2004/PL-UBTVQH11, Pháp lện về tự vệ số 42/2002/PL-UBTVQH10 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành.

Vì vậy, để góp phần bảo vệ sản xuất trong nước, Luật Thuế XK, thuế NK 2016 đã nâng cấp cơ sở pháp lý một số quy định về các biện pháp phòng vệ về thuế hiện đang được quy định ở 3 Pháp lệnh (Thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ…) nhằm xác định rõ điều kiện, nguyên tắc, thời gian áp dụng 3 loại thuế này trong Luật Thuế XK, thuế NK để phát huy công dụng hữu hiệu này trong trường hợp các ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại hoặc bị đe dọa thiệt hại do các hành vi bán phá giá, trợ cấp, phân biệt đối xử của các đối tác thương mại.

Các nội dung nâng cấp vào Luật chỉ là những vấn đề quy định chung nhất (điều kiện, nguyên tắc, thời gian áp dụng) liên quan đến thuế, không bãi bỏ các nội dung khác của 3 Pháp lênh trên.

Có thể thấy, việc nâng quy định pháp lý từ Pháp lệnh thành nội dung Luật và việc hợp nhất các nội dung về các biện pháp phòng vệ đối với hàng hóa nhập khẩu tại Luật thuế XK, thuế NK 2016 là phù hợp với quy định của Luật ban hành VBQPPL và tạo sự rõ ràng, minh bạch trong quá trình hoàn thiện pháp luật Việt Nam.

Theo kinh nghiệm quốc tế hiện nay, các biện pháp phòng vệ thương mại là một phần trong chính sách thương mại của quốc gia, các biện pháp này được áp dụng để bảo vệ các ngành công nghiệp nội địa khỏi các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, được sử dụng như hàng rào ngăn cản gia nhập thị trường, gồm: chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.

Chống bán phá giá và chống trợ cấp được áp dụng để đối phó với hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không công bằng của hàng hóa NK. Trong khi biện pháp chống bán phá giá là để đối phó với hành vi bán sản phẩm với giá thấp nhằm chiếm lĩnh thị trường và tiến tới loại bỏ dần các đối thủ cạnh tranh thì biện pháp chống trợ cấp được áp dụng để loại bỏ tác động tiêu cực gây ra cho ngành sản xuất hàng hóa trong nước xuất phát từ các chính sách trợ cấp của chính phủ nước XK.

Biện pháp tự vệ thường được nói đến như một công cụ bảo vệ ngành sản xuất hàng hóa tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp trong nước trong trường hợp khẩn cấp nhằm hạn chế những tác động không thuận lợi gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước do tình trạng gia tăng bất thường của hàng hóa NK.

Trong Luật thuế XK, thuế NK 2016, toàn bộ Chương III (Điều 12, 13, 14, 15) quy định về Thuế chống bán phá giá, Thuế chống trợ cấp và Thuế tự vệ. Bộ Công thương là cơ quan quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ.

Được biết đến nay, Bộ Công thương đã quy định áp dụng biện pháp tự vệ đối với hàng hóa NK là: dầu thực vật, phôi thép và thép dài, bột ngọt từ một số nước; thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa NK là: thép không gỉ cán nguội ở dạng cuộn hoặc tấm với độ dày nhỏ hơn hoặc bằng 3.5mm của một số nhà sản xuất. Chưa phát sinh hàng hóa áp dụng Thuế chống trợ cấp.