【monterrey w】Thiêng liêng hai tiếng ĐỒNG BÀO

75 năm trước,êngliênghaitiếngĐỒNGBÀmonterrey w khi câu hỏi mộc mạc, chân tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại -“Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”- cất lên vào thời khắc thiêng liêng khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, muôn triệu trái tim Việt cùng dạ ran, hô “có”, như đồng lòng đáp tiếng gọi non sông. Bằng sự đồng lòng đó, 75 năm qua, hàng chục triệu người dân Việt đã sát cánh bên nhau, cùng xây dựng “non sông nghìn thuở vững âu vàng”…

Bác Hồ gặp các cháu thiếu nhi dũng sỹ miền Nam tại Phủ Chủ tịch, năm 1968. Ảnh: TTXVN

Tình NON SÔNG

75 năm đã qua kể từ thời khắc thiêng liêng trên Quảng trường Ba Đình lịch sử, khi đang đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại bất ngờ dừng lại và hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”.

Một chi tiết, một câu nói không nằm trong bản Tuyên ngôn Độc lập, giản dị và mộc mạc, nhưng lại như một lời hiệu triệu của non sông, vừa gần gũi, nhân văn, lại rất đơn sơ mà ấm bao lòng…, khiến muôn triệu trái tim Việt cùng dạ ran, hô “có”, “như Trường Sơn say gió biển Đông”.

“Vâng, Bác nói, chúng con nghe rõ

Mỗi tiếng Người mang nặng núi sông”(thơ Tố Hữu).

Vâng, Bác nói, chúng con nghe rõ. Nghe rõ ngay từ những ngày giữa tháng Tám năm 1945, khi Người gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước đứng lên Tổng khởi nghĩa. Trong bức thư ấy, Người kêu gọi, giục giã: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.Người cũng tha thiết: “Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!”.

Khi đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, vị cha già của Dân tộc cũng bắt đầu bằng lời gọi chân tình: “Hỡi đồng bào cả nước”. Khi viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người cũng “Hỡi đồng bào toàn quốc”. Lúc chuẩn bị đi gặp các cụ Các-Mác, Lê-nin, Người lại một lần nữa nhắc đến “đồng bào” của mình. Người viết, khi cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta thắng lợi hoàn toàn, đó là một điều chắc chắn, thì Người sẽ đi khắp hai miền Nam - Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng…

Hai tiếng “đồng bào” đó cất lên, vừa gần gũi, ấm áp, vừa trân trọng, thiêng liêng. Như tình yêu vô bờ và vĩ đại Người dành cho Tổ quốc, cho mỗi người dân con Hồng cháu Lạc. Tình đồng bào chính là tình NON SÔNG. Lời của Người chính là tiếng gọi của non sông.

Thế nên, khi Người tuyên bố: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và thật sự đã trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”, triệu triệu người dân Việt hiểu rằng, “các Vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Những tưởng kinh tế thị trường đã cuốn phăng nghĩa tình, chỉ còn tồn tại những ích kỷ, bon chen, tư lợi, thì nghĩa đồng bào vẫn sâu nặng và thiêng liêng vô cùng…