【bảng xep hang y】Thanh toán điện tử đang là 'bà đỡ' cho xu hướng tiêu dùng mới

Diễn đàn Thanh toán điện tử Việt Nam 2015 (VEPF 2015) được khai mạc sáng nay (16/12/2015) tại Hà Nội. Diễn đàn thu hút sự tham dự của gần 300 đại biểu đến từ Chính phủ,ánđiệntửđanglàbàđỡchoxuhướngtiêudùngmớbảng xep hang y Bộ ngành và các tổ chức trong nước và quốc tế.

Đặc biệt, chương trình đón Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia - Vũ Viết Ngoạn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cùng đại diện cao cấp của các bộ, ngành, ngân hàng và nhiều vị khách quan trọng khác.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu khai mạc diễn đàn Thanh toán điện tử Việt Nam 2015

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu khai mạc diễn đàn Thanh toán điện tử Việt Nam 2015

Theo ông Thang Đức Thắng, Tổng biên tập Báo điện tử VnExpress cho rằng, trong các mối quan tâm của xã hội hiện nay thì chuỗi thanh toán là một trong các mối quan tâm lớn nhất. Bên cạnh đó là những băn khoăn, kỳ vọng làm sao để phát triển nhanh hơn về thanh toán điện tử, vì hiện mới chỉ chiếm hơn 50%. Trong bối cảnh đó, thì sự quan tâm của Chính phủ, các bộ ngành liên quan có ý nghĩa hết sức quan trọng. Và trước tình hình đó, Báo VnExpress đã sáng kiến ra Diễn đàn thanh toán điện tử để phối hợp với Banknet.vn tổ chức diễn đàn này. Năm ngoái khi tổ chức My Ebank thì chỉ trong thời gian ngắn đã thu hút hơn 2 triệu người quan tâm đánh giá về thanh toán điện tử. Đây là con số thực, việc thực thể hiện sự quan tâm lớn của xã hội với thanh toán điện tử.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng đây là một sự kiện rất quan trọng, có ý nghĩa trong bối cảnh thương mại điện tử ở Việt Nam phát triển rất nhanh, giao dịch qua mạng hàng năm đều tăng rất lớn nhưng thanh toán tiền mặt vẫn chiếm tỷ lệ đa số, với khoảng 65% tổng phương tiện thanh toán.

“Chúng ta đã biết nhiều giao dịch giữa Chính phủ, doanh nghiệp với người dân mặc dù đã đề ra từ rất lâu nhưng chưa thực hiện được. Vấn đề đặt ra là thanh toán điện tử có ích lợi không? Cả thế giới họ đã làm rồi. Ở những quốc gia phát triển, thanh toán điện tử chiếm tới 90% tổng thanh toán thì đã giúp GDP tăng khoảng 1%”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu.

Theo Phó thủ tướng, các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật đã sẵn sàng, đáp ứng mức độ thuận tiện, hiện đại, mục tiêu của Chính phủ đối với việc thúc đẩy thanh toán trực tuyến đã được đề ra từ lâu, tuy nhiên, thói quen của người tiêu dùng vẫn chưa thay đổi. Bên cạnh đó, chúng ta cần có sự phối hợp, kết nối giữa tất cả các bên, để Việt Nam có thể hướng tới giảm thanh toán bằng tiền mặt, tạo cơ chế khuyến khích để thanh toán điện tử được nhiều người dùng hơn.

“Khuyến khích này không chỉ bắt đầu bằng giải pháp công nghệ, giảm phí dịch vụ mà còn bắt đầu bằng việc tuyên truyền để người dân hiểu và quen. Làm thế nào để thói quen đó tốt diễn ra nhanh hơn. Thói quen thanh toán tiền mặt ảnh hưởng đến quốc kế dân sinh, nếu thay đổi nó thì sẽ giúp đất nước phát triển nhanh hơn. Đó còn là thước đo để thấy thế giới nhìn vào có đánh giá Việt Nam là quốc gia dân chủ, công bằng, văn minh”, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết.

Phiên thảo luận về Thanh toán điện tử hỗ trợ dịch vụ công và doanh nghiệpPhiên thảo luận về Thanh toán điện tử hỗ trợ dịch vụ công và doanh nghiệp

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, thanh toán không dùng tiền mặt là chủ trương lớn của Chính phủ và thông điệp chính mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra tại diễn đàn này là "Kết nối và hợp tác" nhằm thúc đẩy thanh toán điện tử phát triển nhanh hơn.

Ông Bùi Quang Tiên, Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước cho biết, sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã tạo chuyển biến có tính cách mạng, làm thay đổi bộ mặt xã hội. Những công nghệ mới, kỹ thuật mới của kỷ nguyên số cho phép phát triển những phương thức thanh toán mới, trong đó phát triển thanh toán điện tử là một xu hướng của thời đại mới.

Theo số liệu Bộ Tài chính, đến nay đã có 90% số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam đăng ký nộp thuế điện tử, tuy nhiên số lượng giao dịch còn chưa như kỳ vọng. Để cải thiện tình hình này, một trong những yêu cầu đặt ra là phải có sự phối hợp giữa Tổng cục Thuế, Kho bạc Nhà nước và hệ thống thanh toán của các ngân hàng làm sao để hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, ông Tiên cho biết, năm 2014, mua bán trực tuyến đạt doanh số 3 tỷ USD, nhưng thanh toán điện tử chỉ chiếm khoảng 5%. Số lượng POS lắp đặt đã tăng nhanh, dự kiến có thể đạt 250.000 POS cuối năm 2015, tuy nhiên số lượng thanh toán chưa nhiều.

"Cần phải tăng cường việc trao đổi, bàn cách phối hợp đồng bộ, hiệu quả trên mọi khía cạnh từ cơ chế, chính sách, mô hình kết nối, các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiệp vụ, tiêu chuẩn công nghệ. Cần phải đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ mới nhất của thế giới vào thanh toán điện tử, thay đổi cách thức hoạt động…giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm lớn về thời gian, chi phí, nguồn lực cũng như nâng cao hiệu quả chung của kinh tế xã hội", ông Tiên nói.

Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết áp dụng thu thế trực tuyến đồng bộ sẽ góp phần vào công cuộc cải cách thủ tục hành chính hỗ trợ doanh nghiệp.

"Việt Nam đang tham gia hai cuộc cách mạng mang tính thời đại là FTA và công nghệ thông tin. Để hội nhập sâu rộng vào thế giới, Việt Nam cần phải đẩy mạnh việc thanh toán điện tử. Thanh toán tiền mặt là trở ngại cho việc tham nhũng, không minh bạch. Sử dụng tiền mặt là văn hoá của người Việt từ lâu, khi vào cuộc chơi hội nhập với hàng loạt các cường quốc công nghệ thông tin, chúng ta phải đảo ngược tình thế phải thanh toán điện tử”, ông Lộc cho biết.

Cũng theo ông Lộc, nộp thuế điện tử cũng là động lực khiến doanh nghiệp đổi mới mô hình quản trị theo hướng minh bạch, hiện đại hơn để bắt kịp xu hướng thay đổi của quốc tế và những quy định của cơ quan quản lý Nhà nước.

Hồng Anh