- Bộ trưởng,ádỡlấnchiếmvỉahèkhôngloạitrừcơquantổchứcnàkết quả los angeles galaxy Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng khẳng định, các hộ cá nhân xây dựng lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường đều phải phá dỡ, không loại trừ cơ quan tổ chức nào, như vậy người dân mới đồng tình.
Tại cuộc họp báo Chính phủ chiều nay, phóng viên đặt câu hỏi về việc thời gian vừa qua, chính quyền một số TP lớn đã tiến hành xử lý các trường hợp lấn chiếm và dọn dẹp vỉa hè, trả lại không gian cho người đi bộ.
Tuy nhiên quá trình triển khai vẫn còn một số bất cập như ảnh hưởng đến sinh kế của người dân, nguy cơ tái diễn lấn chiếm vỉa hè, nhiều nơi vẫn còn tràn lan bê tông vỡ, người dân phải chế bậc tam cấp để vào nhà.
"Quan điểm của người phát ngôn Chính phủ về vấn đề này? Có biện pháp gì để cân bằng giữa quản lý giao thông đô thị và bảo đảm sinh kế cho người dân?
Trả lời câu hỏi, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho hay, vừa qua báo chí quan tâm, đặc biệt tại quận 1 TP.HCM quyết liệt giành vỉa hè cho người đi bộ. Theo ông, quản lý vỉa hè là trách nhiệm của chính quyền các cấp, trong đó có chính quyền tỉnh, TP, xã, phường, thị trấn...
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng (phải): Lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường đều phải phá dỡ, không loại trừ cơ quan tổ chức nào |
Bộ trưởng cho biết, chủ trương giành vỉa hè không phải bây giờ mới làm mà đã làm nhiều năm, nhưng khi vừa giải toả xong thì lại tái lấn chiếm.
"Nên quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng, cũng như công điện của Bộ trưởng Công an gửi các tỉnh, TP thì các địa phương phải thực hiện đồng bộ, đây là chiến dịch cần tập trung cao độ, không những chỉ ở TP.HCM mà lan toả ra các TP lớn", Bộ trưởng nói.
Không loại trừ cơ quan tổ chức nào
Bộ trưởng cũng cho biết, trong thời gian ngắn gần 2 tháng nhưng kết quả mang lại được người dân đánh giá cao. Những phần vi phạm, phần xây dựng cơi nới ra vỉa hè, việc bán hàng rong trên lòng lề đường đã về đúng vị trí, trả lại vỉa hè cho người đi bộ, trả lại lòng đường để lưu thông.
"Câu hỏi đặt ra là song song với việc thực hiện kỷ cương quan tâm đến đời sống của dân thế nào? Chúng ta nhất quán thực hiện kỷ cương, duy trì không để tái diễn.
Các địa phương có những cách làm rất tốt, có địa phương có cơ chế hỗ trợ tạo việc làm cho người dân, có địa phương quy định một số tuyến phố, tuyến đường, lập chợ cho người dân vào đó bán sản phẩm của địa phương hay gia đình từ mớ rau, quả trứng, con gà; có địa phương quy định giờ bán ăn sáng, giờ bán ăn tối trên 1 số tuyến đường…
Như vậy, việc duy trì kỷ cương lập lại trật tự hè phố vẫn đảm bảo cuộc sống cho người dân hoạt động bình thường", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Trước vấn đề phá các công trình ảnh hưởng cảnh quan, Bộ trưởng cho hay: Không có gì ảnh hưởng cảnh quan, lòng lề đường là nơi vị trí công cộng, các hộ xây dựng lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường đều phải phá dỡ, không loại trừ cơ quan tổ chức nào, như vậy người dân mới đồng tình.
"Ví dụ như xây bậc tam cấp hay công trình nào đó, trước đây không phá bỏ được nhưng giờ kiên quyết làm nghiêm, nhận thức này đã lan toả đến người dân và giờ người dân tự giác dọn dẹp vỉa hè, lề đường cho chính quyền quản lý. Việc này đã có tính lan toả, rất hiệu quả.
Chúng ta cương quyết không để lấn chiếm lại vỉa hè, tạo văn minh cảnh quan đô thị TP xanh, sạch, đẹp hơn", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Gần 1 tháng sau khi Hà Nội ra quân dẹp vỉa hè, hàng loạt quán ăn ở khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính đã chuyển vào hành lang, nhà để xe.