Nhà cái uy tín

【tỷ số ngoại hạng ý】Việt Nam được gì từ FTA với Hàn Quốc?

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Cúp C2   来源:Cúp C2  查看:  评论:0
内容摘要:Xe tải từ 10 tấn đến 20 tấn NK từ Hàn Quốc là 1 trong 200 mặt hàng cắt giảm thuế quan theo FTA Việt tỷ số ngoại hạng ý

viet nam duoc gi tu fta voi han quoc

Xe tải từ 10 tấn đến 20 tấn NK từ Hàn Quốc là 1 trong 200 mặt hàng cắt giảm thuế quan theo FTA Việt Nam - Hàn Quốc. Ảnh: Hồng Vân

Thu hút đầu tư

Việc ký kết FTA Việt Nam - Hàn Quốc là một bước đi cụ thể thực hiện chiến lược chủ động hội nhập, trong đó hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm, hỗ trợ quá trình chuyển dịch cơ cấu, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời, góp phần tích cực phát triển quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc theo hướng ổn định, lâu dài, góp phần duy trì và củng cố môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.

Trước đây, Việt Nam đã từng ký FTA với Hàn Quốc nhưng trong khuôn khổ ASEAN và Việt Nam chỉ là một nước thành viên. Tuy nhiên, hiện nay, Hàn Quốc đang nổi lên là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Hàn Quốc không chỉ mạnh về công nghệ, tiềm năng vốn mà điều quan trọng là quốc gia này đang thực hiện chuyển hướng đầu tư sang Đông Nam Á để cạnh tranh trực tiếp với Nhật Bản và một số nước châu Âu. Trong quá trình đó, Việt Nam được DN Hàn Quốc lựa chọn là điểm đến đầu tư mới với sự thành công của nhiều DN như Samsung, HeasungVina, KeosanVinaElectronics, Hyundai, KumhoAsiana, Lotte, LG… Do đó, hai nước cần thiết phải nâng cấp hơn nữa mức độ tự do hóa nhằm thúc đẩy thương mại và cũng là một kênh để thu hút nguồn đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam. FTA Việt Nam - Hàn Quốc mở ra cơ hội thu hút dòng vốn đầu tư rất lớn từ Hàn Quốc vào Việt Nam, đặc biệt là có thể kỳ vọng vốn chảy vào các lĩnh vực còn yếu của nước ta như công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp điện tử, nông nghiệp chế biến… Đó cũng là một trong những lợi ích cơ bản, là tiền đề để Chính phủ quyết định ký kết Hiệp định này. Về cơ bản, tác động của việc ký kết FTA Việt Nam - Hàn Quốc tới nền kinh tế Việt Nam là tích cực.

Mở rộng XK

Một trong những lợi ích lớn mà Việt Nam nhận được từ việc ký kết FTA với Hàn Quốc là mở rộng thị trường XK sang Hàn Quốc; hàng XK của Việt Nam sẽ được hưởng nhiều cơ hội thị trường mới nhờ các cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ của nước bạn. Theo cam kết, phía Hàn Quốc tự do hóa 97,2% giá trị NK (tính theo số liệu năm 2012), mở cửa thêm 500 mặt hàng, nâng tổng số dòng thuế tự do hóa lên 11.600 dòng thuế (chiếm 95,4% tổng Biểu thuế). Đặc biệt trong đó có nhiều nhóm hàng nông, thủy sản XK chủ lực của Việt Nam như tôm, cua, cá, hoa quả nhiệt đới, sản phẩm nông nghiệp và hàng công nghiệp như dệt may, đồ gỗ, sản phẩm cơ khí... Thậm chí, một số mặt hàng dệt may, quần áo nguyên chiếc sẽ được xóa bỏ toàn bộ thuế quan ngay trong năm đầu tiên thực hiện Hiệp định.

Đặc biệt, Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa thị trường, xóa bỏ thuế quan có lộ trình đối với những sản phẩm hết sức nhạy cảm trong nước như hoa quả tươi, chế biến (thuế suất khoảng 30% đến 50%); một số rau quả nhiệt đới và nhất là những mặt hàng như tỏi, gừng, mật ong, khoai lang, đỗ đỏ... (thuế suất những mặt hàng này rất cao từ 241% đến 420% do đặc biệt nhạy cảm với Hàn Quốc). Các sản phẩm dệt may, giày dép XK sang Hàn Quốc của Việt Nam cũng được xóa bỏ ngay từ 10-13% xuống còn 0% vào năm 2016. Riêng với mặt hàng tôm, Hàn Quốc cam kết cấp cho Việt Nam lượng hạn ngạch 10.000 tấn/năm và tăng dần trong 5 năm đến mức 15.000 tấn/năm với thuế suất 0%, trong khi hiện nay Việt Nam chỉ tận dụng được 2.500 tấn/năm miễn thuế trong tổng số 5.000 tấn/năm dành cho 10 nước ASEAN. Đây cũng là một bước thành công của Việt Nam trong đàm phán. Tất cả những ưu đãi đó sẽ tạo cơ hội cạnh tranh đáng kể cho hàng XK của Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Thái Lan.

Một vấn đề khác vừa là lợi ích cho người dân nhưng cũng là thách thức đối với các DN Việt Nam đó là việc cắt giảm thuế theo lộ trình từ 7 đến 10 năm đối với các mặt hàng tiêu dùng (mỹ phẩm), đồ điện gia dụng (máy lạnh, tủ lạnh, lò vi sóng, lò nướng...). Việc giảm thuế dần dần các mặt hàng này sẽ mang lại cơ hội được sử dụng hàng giá rẻ cho người dân Việt Nam song các DN sản xuất trong nước cũng cần đầu tư, thúc đẩy sản xuất để nâng cao khả năng cạnh tranh. Hiện nay, Việt Nam cũng đang thu hút đầu tư của Hàn Quốc trong các lĩnh vực này. Một số nhà máy sản xuất đồ gia dụng của Hàn Quốc tại Việt Nam đã được đầu tư để sản xuất XK nên lợi ích vẫn rất lớn.

Thúc đẩy sản xuất trong nước

Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam, sau Trung Quốc, Nhật Bản và EU. Khoảng 70% đến 80% kim ngạch NK của Việt Nam từ Hàn Quốc là các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho các ngành sản xuất trong nước. Do vậy, việc mở cửa cắt giảm đối với các nguyên phụ liệu này sẽ góp phần giảm chi phí đầu vào sản xuất

Xuất phát từ cam kết nền ASEAN-Hàn Quốc, Việt Nam đã cam kết mở cửa thêm với Hàn Quốc đối với 200 dòng thuế theo lộ trình 15 năm, chiếm 5,9% tổng kim ngạch nhập khẩu, góp phần nâng số dòng thuế cam kết cắt giảm thuế quan với Hàn Quốc lên 8.520 dòng thuế, chiếm 92,7% giá trị kim ngạch (tính theo số liệu năm 2012).

Danh mục 200 mặt hàng cam kết mở cửa song phương với Hàn Quốc chủ yếu với các nhóm hàng công nghiệp như nguyên phụ liệu dệt, may; nguyên liệu nhựa, linh kiện điện tử, phụ tùng ô tô, điện gia dụng, một số sản phẩm sắt thép, dây cáp điện, dòng xe tải từ 10-20 tấn và xe con từ 3.000cc trở lên... Phần lớn trong số này là các nguyên, phụ liệu cần NK phục vụ sản xuất trong nước, góp phần giảm chi phí đầu vào sản xuất, giúp giảm phụ thuộc vào nguồn NK từ một vài nước khác. Đây là một trong những định hướng tái cơ cấu nền kinh tế và là một trong những mục tiêu của Việt Nam khi ký FTA này.

Thành công đáng nói của FTA này là Việt Nam tiếp tục duy trì bảo lưu đối với một số mặt hàng nhạy cảm mà Hàn Quốc có thế mạnh XK nhằm bảo hộ các ngành sản xuất trong nước như ô tô nguyên chiếc, sắt thép, sản phẩm nhựa... Nếu trong Hiệp định đã ký với ASEAN, Việt Nam phải cam kết mở cửa hoàn toàn đối với mặt hàng ô tô nguyên chiếc NK, sắt thép... thì khi ký với Hàn Quốc, Việt Nam chỉ cam kết cắt giảm thuế quan với xe tải trên 10 tấn đến không quá 20 tấn và ô tô có dung tích xi lanh trên 3.000cc. Việc cam kết cắt giảm thuế suất phụ tùng, linh kiện ô tô cũng được thực hiện theo lộ trình hợp lý từ 10 năm đến 15 năm, mỗi năm cắt giảm từ từ. Với việc duy trì thuế suất cao đối với ô tô nguyên chiếc và xóa bỏ theo lộ trình hợp lý đối với nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện thì, tác động của các cam kết cắt giảm thuế quan với Hàn Quốc đến ngành sản xuất ô tô trong nước là tích cực. Lộ trình này sẽ tạo cơ hội để các ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước dần dần tự điều chỉnh, tái cơ cấu lại sản xuất kinh doanh theo mức độ giảm dần của thuế suất. Điều này sẽ có tác động tích cực, thuận lợi cho hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước; khi cầu trong nước gia tăng sẽ dần dần thu hút các nhà cung cấp phụ tùng, linh kiện của Hàn Quốc đến Việt Nam để đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam.

Ô tô Hàn Quốc sẽ từng bước giảm giá theo lộ trình thực hiện FTA

Đó là khẳng định của bà Đào Thu Hương- Trưởng phòng Hội nhập tài chính, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính khi trao đổi với Báo Hải quan về những ưu đãi thuế cho ô tô trong Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam - Hàn Quốc mới được ký kết.

Bà Hương cho hay, Việt Nam không cam kết mở cửa đối với một số mặt hàng đặc biệt nhạy cảm và có thế mạnh XK của Hàn Quốc như ô tô nguyên chiếc. Việt Nam chỉ cam kết cắt giảm thuế quan với dòng xe tải trên 10 tấn đến không quá 20 tấn và ô tô con có dung tích xi lanh trên 3.000cc với lộ trình 10 năm. Lý giải nguyên nhân, bà Hương cho biết, sự tác động đến thị trường trong nước của 2 dòng xe này không nhiều vì xe ô tô trên 3.000cc là xe hạng sang có dung tích xi lanh lớn, nhu cầu trong nước hiện nay ít; xe tải trọng tải lớn hiện nay sản xuất trong nước cũng chưa nhiều.

Bên cạnh đó, việc cắt giảm thuế phụ tùng, linh kiện ô tô sẽ từng bước góp phần giảm giá thành ô tô Hàn Quốc sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam vì theo cam kết, thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô sẽ được mở cửa theo lộ trình hợp lý từ 10 năm đến 15 năm, mỗi năm cắt giảm từ từ. Lộ trình này sẽ tạo cơ hội để các ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước tái cơ cấu sản xuất kinh doanh, giảm giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh với ô tô NK nguyên chiếc.

H.Vân

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap