【tl bd 88】Bài 2: Xà bông Cô Ba

Ở độ tuổi trung niên,àiXàbôngCôtl bd 88 một lần tình cờ gặp lại Cô Ba sẽ có cảm giác xúc động bồi hồi như gặp lại một người thân, một người bạn với cơ man những kỷ niệm của thủa cơ hàn. 80 năm và có lẽ sẽ còn lâu hơn nữa, hương sắc của Cô Ba vẫn là mùi thơm "xuyên qua" 2 thế kỷ ký ức của nhiều người.

Bài 1: Sá xị Chương Dương - Bài 1: Sá xị Chương Dương - "cơn khát ngọt ngào" của tuổi thơ

LTS: Như một quy luật sinh tồn của cuộc sống. Mỗi một thương hiệu đã trải qua những câu chuyện thăng trầm nhất để đến ...

Bài 2: Xà bông Cô Ba - mùi thơm
Biển hiệu xà bông Việt Nam trên đường phố TP. Hồ Chí Minh thế kỷ trước. Ảnh: TL

“Người Việt Nam xài xà bông Việt Nam”

Năm 1980, gia đình tôi bán tạp hóa nhỏ ở miệt vườn Bến Tre. Tôi theo ông chú đi TP. Hồ Chí Minh lấy hàng, vì thuở đó chưa có các công ty lớn đưa xe tải chở xuống đến tận vùng quê hẻo lánh.

Chúng tôi đi ghe từ Chợ Lách qua Cái Bè (Tiền Giang) lên xe đò từ Cái Bè đi bến xe Chợ Lớn, từ đó qua chợ Bình Tây mua các loại hàng kim chỉ, xà bông, mỹ phẩm, hàng tiêu dùng..., xong chờ chủ hàng đóng gói chuyển ra bến xe để về. Ấy vậy mà chú còn kéo tôi qua chợ Kim Biên chỉ để mua mỗi thứ xà bông Cô Ba, vì chỉ có chỗ này bán sỉ rẻ hơn được một chút.

Tôi lội bộ theo ông chú 50 tuổi mệt quá, bèn hỏi: "Bộ chú không có xà bông Việt Nam không được hay sao? Dạo này người ta thường dùng xà bông Con ong (Trung Quốc), xà bông Con vẹt (Thái Lan) cùng với xà bông Mỹ, thiếu đi xà bông Cô Ba thì chết chóc gì?".

Chú nói: “Mấy bà, mấy chị ở dưới quê mình giờ xài toàn xà bông Cô Ba. Mà cũng không riêng gì mấy bà, mấy chị, mấy ông đàn ông, mấy đứa con nít cũng xài à. Nó được làm từ dầu dừa là chủ yếu. Cái mùi nó cũng gần gũi chân quê với người Việt Nam mình. Nên ai xài cũng ưng cái bụng”.

Tôi biết chú là người có lòng, tận tâm với khách hàng. Quả là không dám khoa trương, nói chú yêu nước như một số người viết ca tụng ông Trương Văn Bền - cha đẻ của xà bông Cô Ba, nhưng thật tình chú muốn bán hàng Việt Nam dù lời ít hơn chút đỉnh.

Xà bông Cô Ba gợi tinh thần Việt

Hiện nay, xà bông Cô Ba bắt đầu có mặt tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi nhưng chỉ một góc nhỏ khiêm tốn bên cạnh xà bông ngoại tràn ngập trên các kệ. Chỉ có một ít khách hàng lớn tuổi mới biết xà bông xanh này từng vang tiếng một thời.

Người có tinh thần dân tộc mong muốn sự hồi sinh của xà bông Cô Ba khi nó gợi nhớ đến khẩu hiệu trước đây được ông Trương Văn Bền lựa chọn "Người Việt Nam nên xài xà bông của Việt Nam".

Theo chú kể, hồi còn thanh niên, ông Trương Văn Bền đã có nhà máy ép dầu dừa, làm ăn khá, sau mở thêm một nhà máy xay lúa, lập đồn điền cao su và có khai khẩn đất ruộng ở Đồng Tháp Mười.

Ông Bền kinh doanh nhiều lĩnh vực, nơi nào cũng khá, do có chí học hỏi. Nhảy sang lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, ban đầu ông lập xưởng xà bông nhỏ ở đường Kim Biên, mua nguyên liệu dầu dừa từ các người quen ở Mỹ Tho, Bến Tre.

Khoảng năm 1970, con trai ông Bền là Trương Khắc Cần - Giám đốc Công ty Trương Văn Bền và các con, tiết lộ với báo chí: "Hồi năm 1930, cha tôi nhận định hai mặt hàng cần thiết trên thị trường là giấy và xà bông. Cha tôi chọn xà bông".

Xà bông lúc đó là xà bông đá 72% dầu dành cho mọi người giặt giũ và rửa chén. 72 phần dầu là tỷ lệ dầu dừa cao nhất trong bánh xà bông. Loại này không thơm, hình vuông có in hình Cô Ba nổi trong bánh xà bông.

Xà bông thơm cũng có mặt trên thị trường cùng thời, được đựng trong hộp giấy, ngoài có in hình cô Ba - người phụ nữ đẹp nhất Nam kỳ là hoa khôi thập niên 30. Và riêng với cái hình cô Ba cũng có nhiều giai thoại. Đến tận bây giờ, chưa ai biết cô Ba chính xác là ai? Có người nói đó là vợ ông Bền, có người nói đó là cô Ba Thiệu - người bị Pháp bắn chết hồi cuối thế kỷ 19; người thứ hai là cô Ba Trà - hoa khôi vũ trường, thời thập niên 50 thế kỷ trước.

Trong hồi ký của Trương Văn Bền có viết: "Tôi tìm tên nào cho dễ kêu để đặt tên cho xà bông của mình. Đó là hiệu Việt Nam với hình cô Ba người Việt Nam."

Bài 2: Xà bông Cô Ba - mùi thơm

Trong Sài gòn năm xưa, ông Vương Hồng Sển - nhà nghiên cứu Nam Bộ, đã viết: “Trong giới hoa khôi, nghe nhắc lại, hồi Tây mới đến, có cô Ba con gái thầy Thông Chánh đẹp không ai bì, đẹp tự nhiên, không răng giả, không ngực cao su, tóc dài chấm gót. Bởi ba vòng một ngọn, mướt mượt và thơm phức dầu dừa mới thắng, đẹp không son phấn giả tạo, đẹp đến nỗi nhà nước in hình cô lên con tem bưu chính và một hiệu buôn xin phép họa hình làm mẫu rao hàng xà bông Cô Ba."

Ông Trương Văn Bền còn được biết là doanh nhân đầu tiên dùng quảng cáo với lời kêu gọi đánh rất trúng tâm lý yêu nước của người tiêu dùng “Người Việt Nam nên xài xà bông của Việt Nam”.

Lúc này, xà bông Cô Ba nổi tiếng và chiếm thị phần nội địa, lấn át cả các xà bông Marseilles của Pháp và bán cả các nước thuộc Đông Dương. Về việc xà bông Cô Ba chiếm thị trường Việt Nam, người viết có hỏi lại những người bạn lớn tuổi ở Hà Nội thì được biết họ chưa có may mắn được xài xà bông này, vì khi đất nước phân chia, họ mới có 3 - 4 tuổi. Riêng những người ở miền Nam tuổi thất thập thì được biết xà bông Cô Ba những năm 1957 đến 1975 và chắc chắn một điều là nhà nào cũng xài.

Thăng trầm “nhan sắc” cô Ba

Để người người, nhà nhà biết đến xà bông Cô Ba, phương cách tiếp thị của chủ hãng xà bông lúc đó cũng thật đặc biệt và thú vị. Ông thuê những đoàn hát như gánh hát Sơn Đông đi lưu diễn phục vụ bà con tiểu thương ở các chợ lớn, chợ nhỏ. Vừa ca hát rộn ràng vừa kết hợp giới thiệu các công dụng tuyệt vời của xà bông Cô Ba.

Ông còn thuê từng nhóm thường xuyên đi đến các tiệm tạp hóa giả khách hàng hỏi có bán xà bông Cô Ba hay không? Nếu có thì mua một cục, không có thì hỏi: “Sao không lấy xà bông Cô Ba về bán loại này rẻ mà tốt”.

Những người này đi khắp nơi, đến các tiệm hỏi riết, chủ tiệm sau đó phải lấy hàng về bán. Những nhà tiếp thị ngày nay nhìn lại cách quảng cáo, bán hàng của ông Bền thời đó cũng phải xác nhận là chiêu thức quảng cáo, tiếp thị mà khó khách hàng nào có thể từ chối.

Xà bông Cô Ba - mùi thơm "xuyên qua" 2 thế kỷ
Xà bông cô Ba - hình ảnh thân thương đi cùng năm tháng của nhiềungười Việt.

Quy luật khắc nghiệt của thương trường, một cuộc đổ bộ ào ạt của những tập đoàn sản xuất chất tẩy rửa của nước ngoài đã khiến cho Cô Ba và các “nhan sắc” xà bông Việt Nam khác lùi vào góc khuất. Khi liên doanh với tập đoàn P&G, nhà máy xà bông Việt Nam bị buộc phải bỏ tất cả những sản phẩm cũ.

Tuy nhiên, sản phẩm xà bông Cô Ba được ngoại trừ, vẫn duy trì sản xuất đều đặn. Cái hay của lãnh đạo nhà máy trước cũng như Công ty Phương Đông hiện giờ là chủ trương vẫn giữ sản phẩm này như một sản phẩm truyền thống. Cô Ba vẫn tồn tại dù đã qua biết bao thăng trầm, biến đổi của ngành sản xuất kinh doanh chất tẩy rửa.

Trong cơn lốc cơ man những sản phẩm dầu gội, sữa tắm với những cơn mưa các quảng cáo “bom tấn”, việc sản phẩm xà bông Cô Ba vẫn tồn tại với một sản lượng khá đáng kể hầu như là một điều kỳ diệu. Lần đầu tiên, sau 50 năm, tôi nhìn thấy lại cục xà bông Cô Ba mà nước mắt tôi chảy dài. Bao nhiêu cái ký ức thời thơ dại cực khổ và hạnh phúc lại tràn về.

Tôi nhớ cái giếng nước mát lạnh, mấy chị em tôi ngồi dưới nắng chang chang, má xối từng gàu nước lên người mấy đứa rồi má cầm cái cục xà bông xanh xanh mà chà lên đầu lên người bọn tôi.

Cái mùi xà bông không có thơm như bây giờ, nhưng sao tôi nhớ mãi suốt những năm tháng qua. Hôm rồi, tôi mua về bỏ trong tủ quần áo, bọn trẻ nhà tôi thấy lạ, cũng đem ra xài, ai dè bọn nó lại thích lắm, bọn nó bảo nghe cái mùi xà bông tự dưng thấy nhớ quê./.