【đội hình rcd mallorca gặp athletic bilbao】“Cho đi… chính là nhận lại”
“Chắc tại cái số mình hay sao, cháu ơi! Nhìn mấy đứa nhỏ việc học hành thiếu thốn đủ bề, thấy tội lắm. Có lần, đến cho sách các cháu ở Trường Tiểu học 1 Lợi An, có cháu ngây thơ nói: “Bà dì hứa cho tập mà sao tới giờ con chưa thấy” nghe xót lòng, đêm về cứ trằn trọc mãi”, cô Tám Ánh (Diệp Ngọc Ánh, ấp Tân Thành, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời) mở đầu câu chuyện.
“Chắc tại cái số mình hay sao, cháu ơi! Nhìn mấy đứa nhỏ việc học hành thiếu thốn đủ bề, thấy tội lắm. Có lần, đến cho sách các cháu ở Trường Tiểu học 1 Lợi An, có cháu ngây thơ nói: “Bà dì hứa cho tập mà sao tới giờ con chưa thấy” nghe xót lòng, đêm về cứ trằn trọc mãi”, cô Tám Ánh (Diệp Ngọc Ánh, ấp Tân Thành, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời) mở đầu câu chuyện.
Hơn 3 năm qua, vào đầu năm học mới, cô Tám Ánh lại bận rộn với công việc vận động các nhà hảo tâm trong và ngoài vùng để tặng tập vở cho các em nghèo, hoàn cảnh khó khăn, hiếu học. Ngoài đi vận động, năm nào cũng vậy, cô Tám Ánh đều xuất số tiền làm lụng kiếm được của vợ chồng cô để mua tập vở cho các cháu. Hàng ngàn quyển tập được cô trao tặng các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Lúc nào vận động được nhiều thì cho nhiều, không vận động được thì cho ít hơn. Trên địa bàn xã, có em nào học giỏi mà hoàn cảnh khó khăn, cô đều đến tìm hiểu và hỗ trợ trong khả năng của mình.
Làm từ thiện là niềm vui lúc về già của cô Tám Ánh. |
Ðã 65 tuổi, sức khoẻ cũng yếu dần theo quy luật của thời gian, nhưng mỗi chuyến đi tặng tập vở cho học sinh nghèo, cô Tám Ánh đều đích thân trao tận tay từng quyển tập cho các em, không quản ngại đường sá xa xôi. Với cô, chỉ cần nhìn thấy nụ cười hạnh phúc của các cháu khi được nhận quà là mọi mệt mỏi, vất vả đều tan biến. Ðể gắn bó với công việc từ thiện, cô Tám Ánh phải rèn luyện cho mình lòng kiên nhẫn. “Làm công việc này mà tự ái thì không được. Ði vận động, rất nhiều người cho rằng họ đâu có rảnh mà đem của nhà đi cho thiên hạ. Nghe cũng buồn, nhưng phải lấy hoà làm vui”, cô Tám Ánh tâm sự.
Không chỉ tiếp sức trẻ em nghèo đến trường, cô Tám Ánh còn giúp đỡ bà con nghèo bằng việc làm thiết thực. Những năm qua, từ tiền riêng của gia đình và vận động các đoàn từ thiện, nhà hảo tâm, cô đã trao tặng trên 4 tấn gạo cho bà con nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã. Mới đây, cô trích số tiền 10 triệu đồng để tặng 1 tấn gạo cho người nghèo.
Hơn 10 năm qua, ngày nào cũng vậy, từ lúc sáng sớm, cô Tám Ánh lội bộ đến chùa Hưng Lạc Tự ở gần nhà, chặt và phơi thuốc nam để nhà chùa hốt thuốc miễn phí cho bà con nghèo lúc bệnh tật, ốm đau. Khi rảnh rỗi, cô cùng chồng lặn lội đến các vùng có cây thuốc nam hái về. Trung bình 1 năm, cô đóng góp cho nhà chùa hàng ngàn ký thuốc nam khô.
Không biết từ lúc nào làm từ thiện đã trở thành thói quen không thể thiếu trong cuộc sống của cô Tám Ánh. Nở nụ cười đôn hậu, cô Tám Ánh chân tình: “Mình làm việc nhỏ thôi, chỉ là những loại thuốc nam, vài ký gạo, quyển tập nhưng thấy vui, thoải mái, nhẹ lòng lắm. Cuộc đời còn nhiều mảnh đời khó khăn quá, sao làm ngơ được, thôi thì khả năng mình giúp được tới đâu hay tới đó”.
Trong hành trình giúp đỡ những mảnh đời khốn khó, cô Tám Ánh không lẻ loi, bởi trong những chuyến đi từ thiện sát cánh bên cô là những người bạn đồng hành như chị Lụa (Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp), các chị em phụ nữ, các nhà hảo tâm, đặc biệt là người bạn đời gắn bó với cô hơn 40 năm qua và các con từ đứa ở trong nước, đứa đang sinh sống ở nước ngoài… Với cô Tám Ánh, cho đi chính là nhận lại, giúp đỡ người khó khăn đã mang lại nhiều niềm vui lúc về già cho cô./.
Bài và ảnh: Ngọc Minh