Cháu Q. sau khi uống nhầm a xít vào ngày 6/5 bị nôn mửa liên tục và ngay lập tức được gia đình phát hiện,ốngnhầmaxitbétraituổiphảicắtbỏgầnhếtdạdànhận định fulham vs đưa đi rửa dạ dày tại bệnh viện địa phương. Tuy nhiên, 1 tuần sau khi ổn định ra viện, trẻ xuất hiện nôn nhiều sau ăn, đau thượng vị, thể trạng suy kiệt dần. Ngày 19/5, cháu Quang được chuyển lên bệnh viện Nhi Trung ương.
Tại đây, kết quả sau thăm khám , làm các xét nghiệm và nội soi dạ dày bằng ống mềm cho thấy bệnh nhi bị bỏng dạ dày và hẹp môn vị sau uống axít.
TS.BS Phạm Duy Hiền – Giám đốc Trung tâm phẫu thuật nội soi Nhi khoa cho biết, nguyên nhân khiến trẻ liên tục nôn các thức ăn cũ, gây sụt cân, thể trạng suy kiệt chính là ổ sẹo bỏng lớn vùng hang vị - tiền môn vị, gây hẹp môn vị.
“Trước tình hình đó, có 3 giải pháp được đưa ra: một là dùng nội soi ống mềm để nong môn vị, hai là mổ nối vị - tràng, ba là cắt đoạn dạ dày có sẹo bỏng. Sau khi hội chẩn giữa các bác sĩ khoa Ngoại và khoa Tiêu hóa, chúng tôi quyết định phẫu thuật cắt 2/3 đoạn dạ dàycủa bệnh nhi nhằm giải quyết triệt để nguyên nhân và phòng diễn biến ung thư hóa về sau” – Ts Hiền cho biết.
Sau ca phẫu thuật ngày 25/5, hiện bệnh nhi đã ổn định, tuy nhiên vẫn cần tiếp tục theo dõi.
“Trường hợp của cháu Quang là tai nạn vô cùng đáng tiếc. Các bậc phụ huynh cần thận trọng, bỏ thói quen để dung dịch , hóa chất nguy hiểm vào chai lọ đựng thực phẩm. Trong gia đình, nếu có các dung dịch, hóa chất này cần để xa tầm với của trẻ, phòng các tai nạn đáng tiếc xảy ra.” – BS Hiền khuyến cáo.
Cũng theo TS Hiền, trẻ nuốt phải các chất ăn mòn mạnh như axit hoặc bazơ có thể bị tổn thương ở môi, miệng, họng và dạ dày. Vết bỏng có thể khiến môi bị sưng và làm xuất hiện những vết tổn thương màu trắng trên niêm mạc miệng. Đôi khi, các vết bỏng chỉ xuất hiện ở họng hoặc dạ dày, trong khi niêm mạc miệng vẫn bình thường. Hiện tượng này thường gặp nhiều hơn khi chất ăn mòn là dịch lỏng, nguyên nhân là do các dung dịch thường tiếp xúc ít hơn với niêm mạc miệng so với các chất bột. Sau khi nuốt phải chất ăn mòn, trẻ có thể có các biểu hiện như khó nuốt, khó thở, chảy nước rãi, đau thắt, nôn nhiều.
Cách xử trí:
- Nếu trẻ tỉnh táo, không nôn, cha mẹ có thể cho trẻ xúc miệng bằng một chút nước hoặc sữa để loại bỏ chất ăn mòn còn nằm lại trong miệng, rồi đưa trẻ đi cấp cứu ngay. Nếu trẻ nôn hoặc khó nuốt thì không được thực hiện động tác này.
- Tuyệt đối không tìm cách cho trẻ nôn vì hành động này có thể khiến tổn thương trở nên trầm trọng hơn.
- Đừng bao giờ tìm cách "trung hòa" axit hay bazơ bằng cách cho trẻ uống một hóa chất khác. Sự kết hợp này có thể gây phản ứng nhiệt, tiếp tục làm tổn thương trở nên nặng nề hơn.
Cách sơ cứu nhanh cho trẻ em khi bị thương