Tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Luật Điện lực sửa đổi Nhiều ý kiến đánh giá cao nỗ lực của Ban soạn thảo Dự thảo Luật Điện lực Hội thảo góp ý Dự thảo lần thứ 5 Luật Điện lực (sửa đổi) |
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học,ựthảoLuậtĐiệnlựcsửađổiđủđiềukiệntrìnhQuốchộitạiKỳhọpthứhoàng anh gia lai vs hà nội Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy đã dự và chủ trì hội nghị, cùng dự và đồng chủ trì có Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT Tạ Đình Thi; Tham dự phiên họp có: Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài; đại diện Thường trực Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; đại diện Văn phòng Chính phủ cùng một số bộ, ngành; đại diện một số cục, vụ của Bộ Công Thương; đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp -Than khoáng sản Việt Nam… cùng khách mời là các chuyên gia, nhà khoa học.
Toàn cảnh phiên họp (Ảnh: Nghĩa Đức) |
Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết: Qua 4 lần sửa đổi, Luật Điện lực đã tạo hành lang pháp lý góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng. Sau gần 20 năm triển khai thực, Luật Điện lực đã bộc lộ một số bất cập, vướng mắc cần phải sửa đổi, bổ sung để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật.
Phiên họp được tổ chức với mục đích thu nhận thông tin, ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, bộ, ngành, các Ủy ban của Quốc hội… giúp cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xây dựng Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo Luật trình Quốc hội dự kiến tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tới đây.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài đã báo cáo tóm tắt Tờ trình số 380 của Chính phủ (Ảnh: Nghĩa Đức) |
Tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài đã đọc tóm tắt Tờ trình số 380/TTr-CP ngày 7/8/2024 của Chính phủ, theo đó, phương án Chính phủ trình tập trung vào 6 nhóm chính sách: Chính sách quy hoạch đầu tư phát triển điện lực; Phát triển năng lượng tái tạo - năng lượng mới; Các điều kiện hoạt động điện lực; Liên quan đến thị trường điện cạnh giá, giá điện; Quản lý vận hành hệ thống điện; An toàn sử dụng điện sau công tơ.
Trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật, Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT Tạ Đình Thi cho biết: Hồ sơ gồm 12 tài liệu đã cơ bản đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 64 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên một số tài liệu trong hồ sơ cần được tiếp tục hoàn thiện thêm, bảo đảm số liệu cập nhật, tính đồng bộ, thống nhất giữa các tài liệu.
Báo cáo nêu rõ, về cơ bản, dự thảo Luật đã hể chế hóa và phù hợp với đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Các nội dung của dự thảo Luật cơ bản phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013, tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên…
Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT Tạ Đình Thi trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ tại phiên họp (Ảnh: Nghĩa Đức) |
Tuy nhiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT Tạ Đình Thi cũng đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát để đảm bảo tính khả thi của một số quy định như tính độc lập trong hoạt động của các đối tượng tham gia thị trường điện cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi của người sử dụng điện, người bán điện, mô hình đầu tư năng lượng mới, năng lượng tái tạo, tránh việc quy định chung, khó định lượng. Bổ sung các quy định có liên quan đến lĩnh vực hoạt động điện lực trong dự thảo Luật phù hợp với thực tiễn của Việt Nam như quy định về giá điện hai thành phần, chuyển dịch năng lượng, an toàn thông tin, an ninh mạng, phục vụ điều hành, vận hành hệ thống.
“Đồng thời, cần cân nhắc một số thuật ngữ đảm bảo rõ ràng, chính xác, thống nhất, dễ hiểu phù hợp với pháp luật khác có liên quan như khái niệm “tự sản tự tiêu” và “điện tự sử dụng”; bổ sung giải thích từ ngữ, làm rõ nội hàm các khái niệm như “giá điện”, “hạ áp”, “giá điện hai thành phần”, “dịch vụ phát điện”…”- Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT nhấn mạnh.
Tại phiên họp, đại diện các Ủy ban của Quốc hội đã đánh giá cao Cơ quan soạn thảo trong công tác xây dựng và chuẩn bị hồ sơ kỹ lưỡng trước khi đưa ra thảo luận, đã thể chế hóa chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong phát triển điện lực.
Nội dung được các đại biểu đưa ra rất phong phú, đa dạng, nhiều nhóm vấn đề đã được trao đổi, thảo luận như: Giải thích về từ ngữ, còn nhiều từ ngữ sử dụng trong dự thảo Luật chưa được giải thích cụ thể; phát triển nguồn nhân lực; chính sách phát triển điện lực nhằm đảm bảo an sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi; Mẫu hồ sơ thầu, tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư… nhằm tạo thuận lợi cho các địa phương trong lựa chọn nhà đầu tư. Có ý kiến cho rằng, cần xem xét rà soát, nếu có thể đơn giản hóa quy định về quy hoạch dự án đốt rác phát điện. Cùng với đó, cần quy định an toàn điện gió trên biển; an toàn phản quảng đối với cách cánh đồng điện mặt trời, tiếng ồn đối với công trình điện gió;…
Đại diện cơ quan soạn thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài đã tiếp thu ý kiến của các đại biểu, chuyên gia tại phiên họp và cho biết, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục rà soát, tiếp thu, giải trình ý kiến của các đại biểu, chuyên gia đưa ra tại phiên họp trong thời gian sớm nhất.
Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT Lê Quang Huy phát biểu kết luận phiên họp (Ảnh: Nghĩa Đức) |
Kết luận phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT Lê Quang Huy nhấn mạnh: Các đại biểu đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ và cơ quan chủ trì soạn thảo là Bộ Công Thương hết sức công phu, nhiều vấn đề phức tạp như đánh giá tác động của chính sách trong dự thảo Luật, tính phù hợp với các điều ước quốc tế… đã thể hiện sự nghiêm túc của cơ quan soạn thảo.
Tuy nhiên còn một số vấn đề cần rà soát, tiếp thu, giải trình để đảm bảo tính đồng bộ thống nhất, đảm bảo tính phòng chống tiêu cực, tham nhũng... như ý kiến một số đại biểu nêu.
“Kết quả thẩm tra sơ bộ cùng với ý kiến thống nhất của các đại biểu, dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đủ điều kiện để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.”- Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT Lê Quang Huy khẳng định.