【kèo bóng đá cúp c2 châu âu】Việt Nam thúc đẩy nhiều sáng kiến quan trọng về ứng phó Covid
Đây là nhấn mạnh của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh trong thông điệp gửi tới Khóa họp lần thứ 77 của Uỷ ban Kinh tế - xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (UNESCAP),ệtNamthúcđẩynhiềusángkiếnquantrọngvềứngphókèo bóng đá cúp c2 châu âu diễn ra ngày 27/4/2021.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh |
Nhận lời mời của bà A. S. Alisjahbana, Phó Tổng Thư ký Liên Hợp quốc kiêm Thư ký điều hành Uỷ ban Kinh tế-xã hội khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Liên Hợp quốc (UNESCAP), Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh đã gửi thông điệp ghi hình trước tới Khóa họp lần thứ 77 của UNESCAP được tổ chức trực tuyến với chủ đề “Xây dựng lại tốt hơn sau khủng hoảng thông qua hợp tác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương”.
Tham dự Khóa họp năm nay có Tổng thống và Thủ tướng 18 nước, trong đó có Tổng thống Indonesia, Tổng thống Afghanistan, Thủ tướng Campuchia, Thủ tướng Pakistan... Trong phát biểu, Lãnh đạo Cấp cao của các nước chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống đại dịch Covid-19, kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, đề nghị UNESCAP tiếp tục vai trò điều phối hợp tác và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm ở cấp khu vực.
Khoá họp 77 của UNESCAP sẽ bế mạc ngày 29/4/2021. Những đóng góp quan trọng của các nước tại Khoá họp, trong đó có Việt Nam, sẽ định hướng chương trình làm việc của UNESCAP trong năm 2021-2022, đặc biệt trong hỗ trợ các quốc gia thành viên trong phòng chống dịch bệnh Covid-19 và phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, với tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định, thời gian qua, những nỗ lực trong nước và sự hợp tác, hỗ trợ quý báu của cộng đồng quốc tế đã giúp Việt Nam cơ bản kiểm soát được đại dịch Covid-19, thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam cũng đã điều chỉnh chính sách để chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng dựa vào công nghệ, đổi mới sáng tạo, gia tăng chất lượng tăng trưởng để duy trì sản xuất, hồi phục nhanh chóng sau đại dịch và tiến tới phát triển bền vững.
Trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh, Việt Nam đã tham gia thúc đẩy nhiều sáng kiến quan trọng trong và ngoài ASEAN về ứng phó Covid-19, phục hồi chuỗi cung ứng khu vực, ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), đẩy mạnh các khuôn khổ hợp tác Mekong và thông qua Tầm nhìn APEC đến năm 2040.
Thế giới đang đứng trước thời điểm quan trọng khi các quốc gia một mặt phải tiếp tục chống dịch Covid-19, mặt khác cần nỗ lực thúc đẩy hợp tác quốc tế và khu vực nhằm tận dụng tốt nhất các cơ hội để tái thiết và phục hồi một cách ổn định, bao trùm và bền vững hơn.
Theo đó, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho rằng, Liên hợp quốc cần tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong việc phối hợp chính sách và hợp tác để triển khai hiệu quả một chiến lược tổng thể ứng phó với đại dịch, bảo đảm tiếp cận công bằng, kịp thời, bình đẳng vaccine và việc chẩn đoán, điều trị Covid-19. Ngoài ra, các quốc gia cần tăng cường hợp tác quốc tế ở tất cả các cấp độ để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn trong triển khai các chiến lược, chính sách phục hồi sau đại dịch phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện và ưu tiên của mỗi quốc gia. Các nước cũng cần tăng cường hợp tác khu vực về thương mại và đầu tư, du lịch và kinh tế sáng tạo, kết nối, năng lượng, thúc đẩy kinh tế số, xóa bỏ khoảng cách số.
UNESCAP là một trong năm Uỷ ban Kinh tế - xã hội cấp khu vực của Liên hợp quốc. Chức năng chính của UNESCAP là cung cấp, hỗ trợ tư vấn chính sách, là cầu nối chia sẻ kinh nghiêm, tri thức của các quốc gia thành viên trên các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Hiện UNESCAP có 53 quốc gia thành viên, là những nước nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.