Tại buổi tiếp,ộTàichínhThúcđẩytriểnkhaicácdựánsửdụngnguồnvốnvayNhậtBảvô địch đức tối nay Thứ trưởng Võ Thành Hưng trao đổi, chia sẻ thông tin về các nội dung liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp trong các dự án viện trợ không hoàn lại, cùng các vấn đề liên quan đến việc triển khai các dự án vốn vay trong bối cảnh thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu năm 2023…
Đề cập tới nội dụng thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) trong các dự án viện trợ không hoàn lại, Thứ trưởng Võ Thành Hưng cho biết, việc thu thuế TNDN đối với nhà thầu nước ngoài có phát sinh thu nhập tại Việt Nam là phù hợp với thông lệ quốc tế chung và pháp luật thuế TNDN hiện hành.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng phát biểu. Ảnh: Đức Minh |
Đối với hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ của nhà thầu Nhật Bản không có cơ sở thường trú tại Việt Nam cũng đã có quy định miễn thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.
Thứ trưởng thông tin thêm, hiện Việt Nam là thành viên thứ 100 của Diễn đàn hợp tác thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu (BEPS), bao gồm: hành động BEPS 5 (rà soát các cơ chế ưu đãi thuế không phù hợp thông lệ quốc tế, hành động BEPS 6 (ngăn chặn hưởng lợi Hiệp định trong những hoàn cảnh không phù hợp), hành động BEPS 13 (hồ sơ giá chuyển nhượng và báo cáo lợi nhuận liên quốc gia, hành động BEPS 14 (xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả hơn).
Thứ trưởng khẳng định, việc đề xuất miễn thuế TNDN cho nhà thầu Nhật Bản nói riêng, các nhà thầu nước ngoài khác nói chung cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho dự án ODA , bổ sung quy định tại Luật Thuế TNDN là không phù hợp.
Chia sẻ thêm với Phó Đại sứ Watanabe Shige, Thứ trưởng Võ Thành Hưng đánh giá cao việc Chính phủ Nhật Bản tích cực dành khoản viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam. Bên cạnh đó, Thứ trưởng mong muốn phía Nhật Bản hiểu các quy định pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ thay đổi theo hướng ngày càng chặt chẽ hơn, không chỉ tuân thủ pháp luật trong nước mà còn phải tuân thủ pháp luật quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Các khoản viện trợ của Nhật Bản không chịu thuế TNDN của Việt Nam. Đây là thuế TNDN phát sinh từ các nhà thầu triển khai các dự án được tài trợ, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Tại buổi tiếp, Thứ trưởng Võ Thành Hưng đã giải thích thấu đáo về các dự án vướng mắc phía Đại sứ quán Nhật Bản và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) quan tâm, như: khoản vay Nhật Bản lần 4 của Dự án “Xây dựng tuyến đường sắc đô thị số 1 TP. Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành – Suối Tiên; Dự án Bệnh viện Chợ Rẫy cơ sở 2; Dự án xây dựng Trường Đại học Việt Nhật;…
Quang cảnh buổi tiếp. Ảnh: Đức Minh |
Đề cập tới nội dung triển khai các dự án vốn vay của Nhật Bản, Thứ trưởng cho biết, yêu cầu huy động vốn cho phát triển của Việt Nam là rất lớn, trong đó phía Việt Nam cần cả hỗ trợ về công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý… Việc huy động ngoài nước là rất quan trọng, mặc dù vốn vay ngoài nước cao hơn nhưng đi kèm với đó là kỹ thuật, là công nghệ chuyển giao, do đó Việt Nam vẫn tiếp tục triển khai.
Thứ trưởng đánh giá, các dự án sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản về cơ bản đều triển khai tốt, chất lượng các công trình cao, phát huy được hiệu quả sử dụng. Do đó Nhật Bản vẫn là quốc gia mà Việt Nam hướng tới kêu gọi nguồn vốn ODA trong thời gian tới.
Phó Đại sứ Nhật Bản Watanabe Shige phát biểu. Ảnh: Đức Minh |
Phát biểu tại Phó Đại sứ Watanabe Shige cảm ơn Thứ trưởng Võ Thành Hưng đã dành thời gian tiếp, trao đổi thẳng thắn, gợi mở, có ý nghĩa về những nội dung liên quan tới các dự án sử dụng vốn ODA thuộc thẩm quyền phụ trách của Bộ Tài chính Việt Nam.
Phó Đại sứ hoàn toàn nhất trí với quan điểm của Thứ trưởng, Đại sứ quán Nhật Bản, JICA và Bộ Tài chính sẽ trao đổi về một hiệp định khung/công hàm trao đổi chung (là điều ước quốc tế) để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép áp dụng điều kiện về đấu thầu theo yêu cầu của nhà tài trợ Nhật Bản và sẽ áp dụng cho tất cả các khoản vay Nhật Bản sau này./.