Chiều 4/11,ộtrưởngLĐTBXHTỷlệthấtnghiệptrongngưỡngchophékqbd santos giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung làm rõ vấn đề thiếu việc làm của thanh niên hiện nay.
Khẳng định tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam “trong ngưỡng cho phép”, ông Dung nói, riêng đối với thanh niên, tỷ lệ thất nghiệp hiện nay chiếm 7,92% và đây là “con số chấp nhận được”.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở các nước trong khu vực có xu hướng gia tăng. Tại Đông Nam Á là 9,5%. Nguyên nhân, do kinh tế thế giới tăng chậm và các yếu tố bất ổn khiến sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, ông Dung cũng khẳng định, thất nghiệp, thiếu việc làm trong thanh niên là vấn đề rất đáng quan tâm. Ở khía cạnh nào đó, ông cho rằng, với tiêu chí hiện nay, trong một số trường hợp chưa hoàn toàn là thất nghiệp mà đúng hơn là “thiếu việc làm”.
Ông cũng cho biết, ở một số nước châu Á gần đây, thất nghiệp và thiếu việc làm đang gia tăng. Bộ trưởng dẫn chứng, tình trạng này ở khu vực Đông Nam Á hiện bình quân khoảng 9,5%. Thất nghiệp gia tăng là do kinh tế thế giới tăng chậm lại và các yếu tố bất ổn khiến sản xuất, kinh doanh khó khăn.
“Nhà tuyển dụng có xu hướng ưu tiên nhân lực có nhiều kinh nghiệm, có thể đảm nhận nhiều công việc để tiết kiệm chi phí. Do đó lao động trẻ khó khăn trong thích ứng, rơi vào tinh giản”, Bộ trưởng LĐTB&XH nói.
Ngoài ra, quá trình chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo cũng dẫn đến một số công việc được thay thế bởi máy móc, nên thiếu việc làm trong thanh niên. Bên cạnh đó, một bộ phận lao động trẻ ưu tiên tìm việc ổn định, lâu dài nên từ chối nhảy việc ngắn hạn, thu nhập tốt hơn dẫn đến thất nghiệp tạm thời.
Đề cập đến giải pháp hoàn thiện chính sách lao động việc làm, Bộ trưởng LĐTB&XH nhấn mạnh đến việc tập trung đào tạo, phát triển kỹ năng cho thanh niên theo hướng linh hoạt, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng thời có chính sách ưu đãi doanh nghiệp vừa và nhỏ do thanh niên điều hành, khởi nghiệp, thúc đẩy sáng tạo, tạo cơ hội việc làm cho thanh niên.
Ngoài ra, cần có chính sách cho thanh niên khởi nghiệp, hỗ trợ tài chính, đào tạo kỹ năng quản lý; ưu đãi thuế suất để tạo điều kiện cho thanh niên, nhất là đào tạo việc làm…
Về chính sách bảo hiểm thất nghiệp, ông Dung nói, đây là chính sách mang tính “bà đỡ” không để thanh niên thất nghiệp kéo dài.
Cùng với việc tạo điều kiện để thanh niên đi làm việc ở nước ngoài, ông Đào Ngọc Dung cho rằng, cần tạo thêm việc làm trong nước, hạn chế tiếp nhận lao động nước ngoài làm công việc phổ thông.
“Chỉ cho phép lao động nước ngoài vào khi lĩnh vực đó không tiếp nhận được lao động trong nước”, ông nhấn mạnh.