Sáng ngày 26/12,àmạngđượccấpphépGsẽphảiđầutưtừtỷđồngtrongnămđầleipzig đấu với augsburg trong khuôn khổ lễ kỷ niệm 20 thành lập, Câu lạc bộ Nhà báo công nghệ thông tin Việt Nam (Vietnam ICT Press Club) đã tổ chức tọa đàm “Thương mại hóa 5G xây dựng hạ tầng số cho Việt Nam”.Tọa đàm nhằm lắng nghe tiếng nói của cơ quan quản lý, các doanh nghiệp viễn thông và các chuyên gia về lộ trình thương mại hóa 5G, xây dựng hạ tầng số cho Việt Nam để thúc đẩy quá trình này.
Tại sự kiện, bà Vũ Thu Hiền, Trưởng phòng Chính sách và Quy hoạch tần số, Cục Tần số vô tuyến điện, chia sẻ, dự kiến tháng 1/2024, Bộ TT&TT sẽ công bố phương án tổ chức đấu giá tần số để các doanh nghiệp nắm bắt và tham gia.
Ông Trần Tuấn Anh thông tin thêm, cần nhiều điều kiện để cấp phép 5G, chẳng hạn, điều kiện vốn đầu tư vẫn theo Nghị định 25, ba năm đầu không dưới 1.500 tỷ, 2.500 tỷ đồng; điều kiện tiếp cận hạ tầng, để tiếp cận hết, sử dụng dịch vụ hết phải có vùng phủ sóng rộng trên toàn quốc... Đây là điều kiện tiên quyết các doanh nghiệp phải làm.
Bên cạnh đó, hạ tầng 5G khác với hạ tầng 3G, 4G. Doanh nghiệp 3G, 4G có thể tạo ra dịch vụ như truy nhập Internet, thoại, nhắn tin để người dùng sử dụng. Hạ tầng 5G tương đối khác: hạ tầng số giống như hạ tầng mở, có nhiều nhà phát triển để triển khai các ứng dụng thực tế trên hạ tầng đó. Đây mới là yếu tố quan trọng. Nếu doanh nghiệp không trúng băng tần, họ vẫn có cơ hội từ 5G.
Luật Viễn thông lần đầu tiên quy định về khái niệm bán buôn, buộc doanh nghiệp hạ tầng mở mạng cho sự phát triển của các ứng dụng, dịch vụ, nền tảng số. Không nhất thiết phải có băng tần vì các doanh nghiệp vẫn có thể kết hợp với nhau. Mỗi người đóng góp một phần nào đó để tạo ra ứng dụng giúp ích cho phát triển kinh tế xã hội.
Cũng tại tọa đàm, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông Mai Liêm Trực đã chia sẻ một số quan điểm về phát triển 5G tại Việt Nam. Theo ông, phát triển 5G không chỉ mang đến cơ hội mà còn đi kèm những thách thức. Đầu tư cho 5G đòi hỏi nguồn vốn lớn và còn liên quan đến cơ chế đầu tư, cơ chế hoạt động của doanh nghiệp. "Vấn đề triển khai không phải ở công nghệ mà nằm ở bài toán kinh doanh và quản trị hệ 5G sao cho hiệu quả", ông Mai Liêm Trực cho hay.
Nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông nhận định, năm 2024, thị trường đã tương đối sẵn sàng cho 5G, ít nhất là khách hàng doanh nghiệp trong các lĩnh vực y tế, dầu khí, giao thông, thành phố thông minh. Về đấu giá băng tần dự kiến, ông Mai Liêm Trực cho biết Bộ TT&TT đã chuẩn bị kỹ càng khi có kế hoạch đấu giá ba băng tần một lúc.
Trong những năm qua, thế giới ghi nhận chuyển đổi số mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực, đặc biệt khi dịch Covid-19 bùng phát. Dữ liệu đã trở thành tài nguyên cốt lõi mới. Nếu như kinh tế truyền thống xây dựng và dựa vào nguồn tài nguyên như quặng, khoáng sản, nhiên liệu hóa thạch, kinh tế số lại sử dụng dữ liệu.
Theo ông Hidetaka Shiraishi, Giám đốc cấp cao tiếp thị và triển khai 5G trên toàn cầu của Huawei Technologies, 5G là một yếu tố quan trọng khi chuyển đổi từ kinh tế truyền thống sang kinh tế số, là động lực để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số.
Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, 5G đang được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và chứng minh hiệu quả, tạo ra hàng triệu việc làm mới, kích thích tăng trưởng kinh tế ổn định. Ông Shiraishi dẫn một số ví dụ về triển khai 5G trong các ngành công nghiệp tại Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia… Chẳng hạn, tại bãi biển Pattaya, Thái Lan, chính quyền địa phương triển khai ứng dụng mới trên mạng 5G để cải thiện đáng kể việc quản lý và giám sát từ dự báo thời tiết, quản lý giao thông, an ninh bãi biển và kết nối băng rộng di động siêu nhanh cho mọi người.
Lãnh đạo Huawei chỉ ra, không có thành công nào đạt được nếu không có sự hợp tác và tham gia từ tất cả các đối tác và tổ chức liên quan."Lãnh đạo ngành và sự cam kết làm việc cùng nhau đã, đang và sẽ tiếp tục là điều cần thiết, chắc chắn giúp kinh tế xã hội tăng trưởng bền vững và thịnh vượng",ông Hidetaka Shiraishi cho hay.