Sau khi đọc xong bài "Mẹ chồng muốn tôi về ngoại ăn Tết còn chồng thì không" và "17 năm về quê nội,ếtđịnhcủanàngdâungàymùngTếtkhiếnmẹchồngbấtngờkqbd slovenia Tết 2021 vợ dở chứng đòi về ngoại", tôi thấy đó là những mâu thuẫn rất thường trực trong cuộc sống.
Ngay cả bản thân gia đình tôi và vợ chồng em gái ruột tôi cũng mắc phải. Gần đây, khi đi dự sinh nhật đứa cháu con em gái tôi, chúng tôi lại lôi chuyện về Tết nội, Tết ngoại ra bàn tán.
Em gái tôi lấy chồng ở Nghệ An.
Để vợ chồng không xảy ra xung đột, mâu thuẫn chuyện Tết nội, Tết ngoại, các cặp đôi phải biết cách tổ chức, đàm phán, thoả thuận và đôi khi phải biết chấp nhận lẫn nhau. |
Năm ngoái, hai vợ chồng em ấy về Nam Đàn từ ngày 26/12 âm lịch. Ngày mùng 5 Tết, cả hai sang quê ngoại ở TP.Hải Phòng. Có lẽ đối với người xứ Nghệ, tính cộng đồng và văn hoá làng xã còn rất đậm nét. Họ quý người, thương con dâu ở xa và nhớ cháu nội nên muốn con ăn Tết thật nhiều ngày với mình.
Ông bà bên gia đình chồng của em gái tôi có nghề làm đậu phụ, nấu rượu và nuôi lợn. Mỗi độ cuối năm, ông bà lại để dành con lợn to để giết thịt, mời họ hàng, anh em đến ăn. Do ở xa con cái, lại ít được ra thăm cháu nên ông bà rất chu đáo trong việc đón cháu nội từ Hà Nội về.
Năm nay, kịch bản cũ ấy lại được lập lại. Gần đây, ông bà đã "đánh tiếng trước" khi gọi điện thoại cho con trai bảo con dâu thu xếp về Tết sớm.
Về phần em gái tôi, vốn dĩ lấy chồng xa, ký ức em ấy hãy còn lưu luyến những kỷ niệm của ngày đón Tết xưa tại quê nhà.
Em hay kể lại những ký ức ấy với chồng. Hôm sinh nhật con, em ấy lại khơi lại chuyện về quê ngoại ăn Tết với chồng. Lúc này, chồng em gái tôi có vẻ không hài lòng, không muốn đồng ý với ý kiến của vợ. Cậu ấy dùng dằng, im ỉm, đánh trống lảng cho qua chuyện.
Thấy vậy, em gái tôi bàn tính thêm. Em tôi nói với chồng là để cô ấy ăn Tết bên nhà ngoại đến mùng 3 thì về quê nội và không cần chồng về Hải Phòng ăn Tết cùng. Nói một cách dễ hiểu là nhà ai người nấy về.
Thiết nghĩ, chỉ còn một thời gian ngắn nữa là đến Tết cổ truyền của dân tộc, những cặp vợ chồng trẻ đều có nhiều dự tính cho riêng gia đình nhỏ của mình. Trong bản thân mỗi cá nhân đó, tôi chỉ khuyên một điều là phải biết cách thức tổ chức, đàm phán, thoả thuận và đôi khi phải biết chấp nhận lẫn nhau.
Đây là vấn đề đòi hỏi cả hai phải biết hy sinh mình và cùng nhìn vào thực tế cụ thể của gia đình mình để giải quyết hài hoà sự việc. Trường hợp của tôi, vợ tôi rất nguyên tắc, dứt khoát và khô cứng khi quyết định việc gì đó.
Năm trước, chúng tôi đã lên kế hoạch trong dịp Tết 2019 như sau: Hai vợ chồng tôi ở Hải Phòng từ 27 âm lịch đến ngày mùng 1 Tết. Chiều mùng 1, vợ tôi đòi về Nam Định để hưởng thụ không khí đón xuân ngày đầu tiên tại quê ngoại.
Tôi đồng ý ngay mặc dù mẹ tôi phật ý vì cho rằng đi trong ngày này là rước lộc đi, mất lộc của nhà chồng. Từ năm đó đến nay, khi em tôi lấy chồng xa thì việc con cái về Tết ngày nào bà cũng chấp nhận. Bà chỉ nói một câu mà tôi thấy rằng nhận thức của bà đã thay đổi và tiến bộ.
Bà nói rằng: "Các con về được ngày nào thì về, bố mẹ không quan trọng và nặng nề". Như vậy, để mọi người thấy rằng, cuộc sống còn rất dài phía trước, hãy mềm dẻo và lựa nắn trong từng trường hợp, từng hoàn cảnh cụ thể. Cốt là giữ được ngọn lửa hạnh phúc gia đình luôn ấm mãi.
Tết Nguyên đán 2021 đang đến gần. Kế hoạch đón Tết của gia đình bạn năm nay có gì khác biệt? Hãy chia sẻ với chúng tôi những câu chuyện, kỷ niệm vui buồn xung quanh Tết của gia đình bạn tại khung bình luận bên dưới hoặc gửi bài về địa chỉ mail: [email protected]. Trân trọng cảm ơn.