“Hàn thử biểu” của dư luận Trung Quốc
Kể từ khi lập nước năm 1949,ếntranhthươngmạiMỹgiải hạng 2 colombia Trung Quốc đã coi Mỹ là kẻ thù tư bản, song giọng điệu mềm mỏng và cởi mở bắt đầu từ năm 1978. Mặc dù hoạt động hợp tác và giao lưu ngày càng tăng song Trung Quốc muốn tìm hiểu và thậm chí là ngưỡng mộ Mỹ. Tuy nhiên, thái độ tích cực ấy đối với Mỹ đang thay đổi nhanh chóng.
Nhiều người Trung Quốc coi các đòn thuế quan là một phần trong đại mục tiêu của Washington nhằm cản trở sự trỗi dậy của Bắc Kinh. Sự ủng hộ trong nước đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vẫn cao và nhiều người đánh giá là ông đang củng cố và tăng cường vị thế đúng đắn của họ trong một trật tự thế giới mới. Trớ trêu thay, mỗi biện pháp nhằm làm suy yếu Trung Quốc trên thực tế lại có thể củng cố thêm sức mạnh của Bắc Kinh. Các hành động của ông Trump có thể khiến người dân Trung Quốc phản đối Mỹ mạnh mẽ hơn, và tiếp thêm sức mạnh để họ bảo vệ đất nước mình. Hãy chờ xem “hàn thử biểu” của dư luận Trung Quốc thay đổi như thế nào đối với mọi thứ ở Mỹ.
“Gậy ông đập lưng ông”
Chuỗi cung ứng có thể thay đổi, song nỗi lo sợ to lớn hơn trong ngành công nghệ là việc chi phí sản xuất gia tăng làm giảm sức cạnh tranh của Mỹ trong các lĩnh vực trọng yếu, ví dụ phát triển mạng 5G. Đòn thuế của Trung Quốc cũng đánh mạnh vào lĩnh vực nông nghiệp và lương thực của Mỹ. Điều này là nhằm gây tổn hại ông Trump về mặt chính trị, song có thể dẫn đến sự tổn hại kéo dài hơn đối với nông dân Mỹ ngay cả khi chính phủ trợ cấp ngắn hạn nhằm giảm nhẹ đòn thuế của Bắc Kinh. Khi căng thẳng gia tăng, hãy chờ xem liệu các công ty Mỹ đánh giá lại chuỗi cung ứng của mình và các hoạt động ở Trung Quốc như thế nào cũng như xem họ có thể tăng cường những nỗ lực vận động hành lang của mình như thế nào. Rõ ràng, vận động hành lang đã trở thành “phao cứu sinh” đối với Apple như trong trường hợp họ không bị liệt vào danh sách bị đánh thuế trong đòn trừng phạt mới nhất.
Trung Quốc không phải dạng vừa
Không nên kỳ vọng Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ đưa ra những nhượng bộ, ít nhất một cách công khai. Ông Tập hiểu rằng đây là một phép thử quan trọng cho vai trò lãnh đạo của mình, khi cả thế giới đang dõi theo. Giống như các nước khác, Trung Quốc có nhận thức sâu sắc về tự hào dân tộc và sẽ không chùn bước trước cái mà họ coi là hành động bắt nạt. Hiện vị thế của ông Tập được củng cố mạnh mẽ hơn so với vài năm trước đây. So với ông Trump, Chủ tịch Trung Quốc sẵn sàng và có thể bình tĩnh chờ thời cơ hành động. Ông còn có khả năng kiểm soát chưa từng có tiền lệ đối với truyền thông Trung Quốc, giúp ông hô hào được công luận.
Đáng nói hơn cả là viễn cảnh mà chính quyền Tổng thống Trump cho rằng đòn thuế quan sẽ làm suy giảm tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và sẽ dẫn đến bất ổn trong nước, hầu như bị thổi phồng. Lý do là kinh tế Trung Quốc không còn đơn thuần dựa vào xuất khẩu như trước, mà đã bắt đầu dựa vào tiêu dùng nội địa và chi tiêu chính phủ. Bắc Kinh cũng sẽ nỗ lực ve vãn các nước khác trên thế giới thông qua thương mại và hỗ trợ kinh tế, củng cố mạng lưới đồng minh và giảm sự phụ thuộc vào Mỹ. Họ đã đầu tư đáng kể vào các nước đang phát triển, nhất là ở châu Phi và Đông Nam Á và mới đây nhất là đã có tiến triển trong quan hệ với Tòa thánh Vatican.
Những hành động của ông Trump có thể làm thay đổi trật tự toàn cầu hóa hiện nay còn Trung Quốc và các công ty của họ lại tăng cường mối quan hệ đối tác thương mại khu vực. Ông Trump có thể thắng trong cuộc chiến thuế quan song hãy chờ xem ông Tập và Trung Quốc tái lập lực lượng như thế nào để đối phó với cuộc chiến trên phạm vi rộng lớn hơn này.
Nói tóm lại, không loại trừ nguy cơ các đòn thuế quan của Mỹ đẩy mối quan hệ quan trọng nhất thế giới này đi sâu hơn vào chiều hướng sai lệch. Hãy chờ xem ông Trump sẽ vận hành chiều hướng hiện nay như thế nào.