【serie a có bao nhiêu vòng đấu】Bịt kẽ hở của chính sách

Sau đó,ịtkẽhởcủachínhsáserie a có bao nhiêu vòng đấu Nghị định 28/1996/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần ra đời và được coi là văn bản pháp quy đầu tiên cho hoạt động cổ phần hóa DNNN. Từ đó, giá trị quyền sử dụng đất được tính theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Tiếp đến, Nghị định 187/2004/NĐ-CP và sau đó là Nghị định 59/2011/NĐ-CP đánh dấu một bước tiến trong việc xác định giá trị quyền sử dụng đất với quy định cụ thể về giao đất và thuê đất. Tuy nhiên, nhiều sai phạm về đất đai lại bắt nguồn từ việc lợi dụng nội dung “các trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì không đưa vào giá trị DN” tại các Nghị định này.

Sau đó nữa, Nghị định 46/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất lại cho phép không điều chỉnh giá thuê đất đối với các hợp đồng thuê đất đã ký hoặc có quyết định cho thuê đất trước ngày 1/1/2006 trong khi phần lớn DNNN được thành lập trong những năm 1990 và trước đó nên rất nhiều DNNN tiếp tục được hưởng mức tiền thuê đất rất thấp.

Những chính sách trên đã dậy lên “cơn sốt” một thời khiến nhiều người tìm cách đi “săn” đất của DN cổ phần hóa, vì giá thuê quá rẻ mà công năng sử dụng để sinh lời lại quá lớn. Thậm chí, đâu đó dư luận cho rằng không loại trừ trường hợp đi cửa sau để chuyển mục đích sử dụng các mảnh đất đó nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Sau giai đoạn đó, với sự nỗ lực của Bộ Tài chính, những kẽ hở pháp lý về xử lý đất đai đã được khắc phục phần nào tại Nghị định 126/2017/NĐ-CP về cổ phần hoá DNNN, Nghị định 01/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và nhiều văn bản khác.

Điểm tháo gỡ lớn nhất là yêu cầu DN cổ phần hóa có trách nhiệm xây dựng phương án sử dụng đất trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định. Đồng thời, Nghị định quy định rõ công ty cổ phần được chuyển đổi từ DNNN phải thực hiện quản lý và sử dụng đất của DN theo đúng mục đích, đúng phương án sử dụng của toàn bộ diện tích đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tới đây, Nghị định 126 cũng sẽ tiếp tục được sửa đổi bổ sung một số quy định nhằm quản lý chặt chẽ hơn.

Xét về lý thuyết, cơ quan chủ trì đang cố gắng bịt các kẽ hở của chính sách theo mục tiêu xây dựng khung khổ pháp lý về cổ phần hóa ngày càng chặt chẽ, ngăn chặn thất thoát tiền của nhà nước. Việc còn lại là của các đơn vị thực thi. Phải làm sao giám sát để các doanh nghiệp không “lách” trong quá trình triển khai thực tế. Nếu một bên bịt, một bên lại đục cho hở thì bức tường nhà sẽ khó có thể kín gió.