Empire777

(CMO) Đan đát là nghề truyền thống đã gắn bó với người dân huyện U Minh từ những ngày đầu khai hoang soi kèo melbourne city

【soi kèo melbourne city】Tín hiệu vui cho nghề đan đát

Báo Cà Mau(CMO) Đan đát là nghề truyền thống đã gắn bó với người dân huyện U Minh từ những ngày đầu khai hoang mở đất. Đến nay, nghề này vẫn được một số hộ dân trên địa bàn huyện duy trì. Tuy nhiên, số lượng người theo nghề không còn nhiều. Thời gian gần đây, nghề đan đát có dấu hiệu hồi phục do các sản phẩm từ tre trúc được thị trường ưa chuộng. Huyện U Minh cũng định hướng để phát triển du lịch gắn với làng nghề đan đát truyền thống.

Xã Nguyễn Phích được ví như thủ phủ làm nghề đan đát của huyện U Minh. Hiện nay, trên địa bàn xã còn hàng chục hộ đang gắn bó với nghề. Theo ông Trịnh Tấn Nghiêm (Ấp 5, xã Nguyễn Phích), nghề này dù thu nhập không cao nhưng bền và có thể làm trong thời gian rảnh rỗi. Nhờ đan đát đã giúp trang trải được cuộc sống gia đình ông lúc khó khăn. Giờ đây mặc dù cuộc sống dần ổn định nhưng ông vẫn tâm huyết giữ lại nghề truyền thống đã gắn bó với gia đình từ bao đời nay.

 “Bây giờ mối đặt rất nhiều, có khi làm tới ban đêm. Thu nhập cũng 2-3 triệu đồng/tháng”, ông Trịnh Tấn Nghiêm chia sẻ.

Nghề đan đát đang dần khởi sắc trở lại.

Thời gian gần đây, người tiêu dùng bắt đầu quan tâm đến các vật dụng làm từ tre trúc, vì vậy sản phẩm của làng nghề đan đát được tiêu thụ mạnh trở lại. Bà Nguyễn Thị Thu, Ấp 5, xã Nguyễn Phích, cho biết: “Sản phẩm làm ra không đủ để bán vì có nhiều mối thu mua. Tôi phải chia ra, 10 ngày làm cho mối này, 10 ngày sau thì bán cho mối khác. Mùa khô bán nhiều lắm, làm không xuể luôn. Mùa mưa bán cũng được nhưng ít hơn”.

Mặc dù nghề đan đát gần đây phát triển mạnh, nhưng số hộ gắn bó với nghề không còn nhiều. Phần vì thu nhập từ nghề không cao, phần vì việc tìm tre trúc đang gặp khó khăn. Đa số những hộ làm nghề đan đát ngoài tận dụng một ít nguyên liệu sẵn có trong vườn, phải tìm mua tre trúc từ những nơi khác.

Ông Trịnh Tấn Nghiêm cho biết: “Bây giờ người dân chuyển qua nuôi tôm, tre trúc bị phá bỏ gần hết. Hiện nay, nhà tôi còn giữ lại được một ít tre, trúc thì phải mua thêm. Riêng tre tàu để nứt vành thì khó kiếm lắm”.

Một trong những mục tiêu của huyện U Minh những năm tới là phát triển mạnh du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Ngoài việc khôi phục vườn dâu Cái Tàu, mở rộng vườn cây ăn trái, thì nghề đan đát truyền thống cũng được huyện ưu tiên phát triển để kết hợp với các tour, tuyến làm du lịch trải nghiệm. Các hộ làm nghề đan đát thay vì sản xuất các sản phẩm truyền thống sẽ sản xuất các mặt hàng mới, làm sản phẩm lưu niệm. Nếu được tổ chức tốt, đây chính là một tín hiệu vui cho những người tâm huyết với nghề đan đát truyền thống.

Một số hộ dân đang làm sản phẩm đan đát thu nhỏ bán cho khách du lịch làm quà lưu niệm.

Chủ tịch UBND huyện U Minh Dư Bé Ba cho biết: “Khi đến Cà Mau, người ta rất muốn đến địa danh U Minh. Đây là điều kiện tốt để huyện U Minh phát triển du lịch. Chúng tôi đang tập trung tái tạo lại làng nghề đan đát truyền thống, xem đây là nghề thế mạnh của địa phương để làm du lịch”.

Trải qua bao thăng trầm, giờ đây những người tâm huyết với nghề đan đát cảm thấy vui vì nghề đang dần khởi sắc trở lại. Vấn đề mà người làm nghề quan tâm hiện nay chính là phát triển các vườn tre, trúc để có đủ nguyên liệu sản xuất trong thời gian tới./.

Trần Chương

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap