Tại Hội nghị lần thứ 2,Đổimớigiaacuteodụcngoagraveicocircnglậpvagravevugravengdacircntộkết quả bóng đá quốc gia trung quốc Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Đảng ta đã xác định: “Đa dạng hóa các loại hình giáo dục - đào tạo”; “Phát triển những trường bán công, dân lập ở những nơi có điều kiện, từng bước mở các trường tư thục ở một số bậc học như: mầm non, phổ thông trung học (cấp III), trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, đại học”. Đến Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI), Đảng ta tiếp tục thể hiện và phát triển thêm đường lối, chính sách đối với giáo dục ngoài công lập.
Cụ thể, Nghị quyết Trung ương 8 đã xác định: “Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và giáo dục ngoài công lập”. Trong phần nói về các nhiệm vụ, giải pháp, có nhiều điểm liên quan hoặc trực tiếp nói về giáo dục ngoài công lập, như: Khuyến khích xã hội đầu tư phát triển các trường chất lượng cao ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo. Tăng tỉ lệ trường ngoài công lập đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Hướng tới có loại hình cơ sở giáo dục do cộng đồng đầu tư. Đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, khuyến khích phát triển các loại hình trường ngoài công lập đáp ứng yêu cầu xã hội về giáo dục chất lượng cao ở khu vực đô thị.
Về thực hiện chủ trương đa dạng hóa các phương thức đào tạo, Nghị quyết đã đề ra yêu cầu là đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng năng lực, kĩ năng nghề tại cơ sở sản xuất, kinh doanh. Có cơ chế để tổ chức, cá nhân người sử dụng lao động tham gia xây dựng, điều chỉnh, thực hiện chương trình đào tạo và đánh giá năng lực người học. Đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, thực hiện cơ chế đặt hàng trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế - kĩ thuật, tiêu chuẩn chất lượng của một số loại hình dịch vụ đào tạo (không phân biệt loại hình cơ sở đào tạo), bảo đảm chi trả tương ứng chất lượng, phù hợp với ngành nghề và trình độ đào tạo. Minh bạch hóa các hoạt động liên danh, liên kết đào tạo, sử dụng nguồn lực công; bảo đảm sự hài hòa giữa các lợi ích với tích luỹ tái đầu tư.
Về chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa, nghị quyết yêu cầu trước hết là đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Cụ thể là cần phải có chính sách khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trong giáo dục và đào tạo trên cơ sở bảo đảm quyền lợi của người học, người sử dụng lao động và cơ sở giáo dục, đào tạo. Đối với các ngành đào tạo có khả năng xã hội hóa cao, ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số và khuyến khích tài năng. Tiến tới bình đẳng về quyền được hỗ trợ của Nhà nước đối với người học ở trường công lập và trường ngoài công lập. Bảo đảm bình đẳng giữa nhà giáo trường công lập và nhà giáo trường ngoài công lập về tôn vinh và cơ hội đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
Đồng thời, nghị quyết cũng chỉ rõ là cần khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động tham gia hỗ trợ hoạt động đào tạo. Xây dựng cơ chế, chính sách tài chính phù hợp đối với các loại hình trường. Có cơ chế ưu đãi tín dụng cho các cơ sở giáo dục, đào tạo và có chính sách hỗ trợ để có mặt bằng xây dựng trường.
Nghị quyết Trung ương 8 một lần nữa đã khẳng định Đảng và nhà nước ta trong những năm qua đã có nhiều chính sách về giáo dục và đào tạo đối với vùng khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Các chính sách này đã góp phần tích cực vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương nhằm phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng và giữ vững chủ quyền quốc gia. Cụ thể, các chính sách về giáo dục đã tập trung vào việc phát triển mạng lưới trường, lớp đến các xã, thôn, bản, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị; các chế độ, chính sách hỗ trợ cho cán bộ, giáo viên công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các trường chuyên biệt vùng dân tộc thiểu số và các chính sách cho người học là người dân tộc thiểu số, người có hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng chính sách, đảm bảo cơ hội học tập cho mọi người nhằm tạo công bằng xã hội trong giáo dục.
Kế thừa và phát huy quan điểm phát triển giáo dục của Đảng ở những khóa trước, Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI đã xác định: “Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo”.
Về mục tiêu, nghị quyết đã khẳng định phải bảo đảm cơ hội cho mọi người, nhất là vùng nông thôn, vùng khó khăn, các đối tượng chính sách được học tập nâng cao kiến thức, trình độ, kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng cuộc sống; tạo điều kiện để người lao động chuyển đổi nghề; bảo đảm xóa mù chữ bền vững. Và để thực hiện có hiệu quả về phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số, giáo dục vùng khó khăn và các đối tượng diện chính sách, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, nghị quyết đã xác định cụ thể như sau:
Các bộ, ngành, địa phương xây dựng quy hoạch dài hạn phát triển nguồn nhân lực, dự báo nhu cầu về số lượng, chất lượng nhân lực, cơ cấu ngành nghề, trình độ. Trên cơ sở đó, đặt hàng và phối hợp với các cơ sở giáo dục, đào tạo tổ chức thực hiện. Chương trình giáo dục tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại. Biên soạn sách giáo khoa, tài liệu hỗ trợ dạy và học phù hợp với từng đối tượng học, chú ý đến học sinh dân tộc thiểu số và học sinh khuyết tật. Tiếp tục hoàn thiện chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số. Đối với các ngành đào tạo có khả năng xã hội hóa cao, ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số và khuyến khích tài năng. Tiếp tục thực hiện mục tiêu kiên cố hóa trường, lớp học và xây dựng nhà công vụ cho giáo viên.
Thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8, khóa XI, chắc chắn nền giáo dục - đào tạo nước nhà sẽ tạo được bước đột phá mạnh mẽ và vươn tới ngang tầm với các nước phát triển trên thế giới.
Vĩnh Hòa