Phát biểu khai mạc,ệuUSDtàitrợchươngtrìnhmôitrườngtrọngđiểmgiaiđoạty so brentford TS. Nguyễn Văn Tài, Viện trưởng ISPONRE cho biết, giai đoạn II của CEP tại một số nước Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) được triển khai từ năm 2014. Tại hội thảo, nội dung các hợp phần thuộc giai đoạn II được giới thiệu chi tiết, giúp hiểu rõ hơn về mục tiêu, nội dung của Chương trình, làm rõ trách nhiệm các bên liên quan để hợp tác tốt hơn trong quá trình triển khai CEP thông qua trao đổi ý kiến từ đại diện các bên.
CEP giai đoạn II tại GMS với 4 hợp phần chính: Giám sát, quy hoạch và bảo vệ môi trường; Sinh cảnh đa dạng sinh học và sinh kế; Biến đổi khí hậu; và thể chế và tài chính. Chương trình được tài trợ bởi Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) với tổng tài trợ là 29 triệu USD.
Ông Sumit Pokhrel, trung tâm Hoạt động môi trường (EOC) cho biết mục tiêu của dự án trong giai đoạn này là nhằm đảm bảo an toàn vốn tự nhiên, tối ưu hóa việc phân bổ tài nguyên khan hiếm và quản lý cạnh tranh, tăng cường hiệu quả của chuỗi cung ứng dựa trên các tài nguyên khan hiếm. Đồng thời đẩy mạnh quản lý tổng hợp các nguồn tài nguyên xuyên biên giới cho các quốc gia tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng.
Tại Việt Nam, chương trình đã đóng góp đáng kể trong việc nâng cao mức sống của cộng đồng nông thôn, bảo vệ nguồn tài nguyên đa dạng sinh học thông qua sáng kiến hành lang đa dạng sinh học.
Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong những nước khá thành công trong việc áp dụng cách tiếp cận đánh giá môi trường chiến lược để lồng ghép các vấn đề môi trường trong phát triển thủy điện của Quy hoạch phát triển điện lực 7 sửa đổi; phát triển hệ thống quy hoạch, phương pháp và an toàn môi trường; phát triển quản lý bảo tồn đa dạng sinh học sinh cảnh xuyên biên giới và sinh kế địa phương; phát triển ứng phó khí hậu và chiến lược cac bon thấp,...
Một trong những điểm thành công nữa là chương trình đã đóng góp đáng kể trong việc tăng cường năng lực cho các nước trong GMS./.
Hồng Quyên