【nhật bản vs ả rập xê út】Được bồi thường là quyền hiến định

BPO - Tại Khoản 5,Đượcbồithườnglagravequyềnhiếnđịnhật bản vs ả rập xê út Điều 31 của Hiến pháp năm 2013 có quy định rõ: Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật.Và tại Điều 598 của Bộ luật Dân sự năm 2015 về bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra, có quy định như sau: Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

 Như vậy, quyền được bồi thường của công dân là quyền đã được Hiến pháp và Bộ luật Dân sự quy định rất rõ ràng. Tức là Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra. Và quy định trên cũng có nghĩa là mọi công dân bị oan sai do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra đều có quyền được bồi thường. Thế nhưng tại Khoản 3, Điều 4 trong dự thảo luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước sửa đổi lại có quy định rằng: Nhà nước chỉ bồi thường sau khi có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có yêu cầu bồi thường. Còn tại Khoản 4, Điều 41 cũng trong dự thảo luật này có quy định: Người yêu cầu bồi thường nộp 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan giải quyết bồi thường.Trường hợp chưa xác định ngay được cơ quan giải quyết bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của luật này, người yêu cầu bồi thường nộp hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi người yêu cầu bồi thường cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của cơ quan giải quyết bồi thường trước khi được chia, tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc bị giải thể. Sở Tư pháp có trách nhiệm chuyển ngay hồ sơ đến cơ quan giải quyết bồi thường sau khi xác định được cơ quan giải quyết bồi thường. Và tại Khoản 1, Điều 56 về thời hạn, thủ tục thực hiện tổ chức trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai, có quy định: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, cơ quan giải quyết bồi thường có trách nhiệm tổ chức trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai.

Như vậy, theo quy định trong các điều, khoản trên của dự thảo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, thì công dân bị oan sai phải có hồ sơ yêu cầu bồi thường. Mà theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 41 thì hồ sơ yêu cầu bồi thường phải có các loại giấy tờ sau:  Đơn yêu cầu bồi thường;Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường; Giấy tờ chứng minh nhân thân của người bị thiệt hại; Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường (nếu có). Trường hợp người yêu cầu bồi thường là người thừa kế (trường hợp có nhiều người thừa kế thì những người thừa kế đó phải cử ra một người đại diện) hoặc là người đại diện của người bị thiệt hại, thì ngoài các tài liệu quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 điều này, hồ sơ còn phải có các tài liệu sau đây: Giấy tờ chứng minh nhân thân của người thừa kế, người đại diện của người bị thiệt hại; Văn bản ủy quyền hợp pháp; Trường hợp người bị thiệt hại chết mà có di chúc thì người yêu cầu bồi thường phải cung cấp di chúc hoặc văn bản hợp pháp khác về quyền thừa kế. 

Xét dưới góc độ pháp luật thì việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp công dân bị oan sai do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra là bồi thường ngoài hợp đồng. Mà một trong những nguyên tắc cơ bản của việc bồi thường là thiệt hại thực tế phải được bồi thường đầy đủ và kịp thời. Tại Khoản 1, Điều 585 về nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định như sau: Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Do đó, trong dự thảo luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định việc Nhà nước chỉ bồi thường khi có văn bản làm căn cứ và có yêu cầu bồi thường là mâu thuẫn với nguyên tắc của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Chưa hết, trong dự thảo luật còn quy định người yêu cầu phải có 5 loại giấy tờ làm căn cứ yêu cầu bồi thường thì quả là gây khó cho người bị oan sai. Vì, trong thực tế có không ít những trường hợp mà người thi hành công vụ quyết định sai, vi phạm pháp luật nhưng căn cứ để yêu cầu bồi thường không nằm trong loại giấy tờ nói trên thì lấy đâu ra để chứng minh. Hơn nữa, người bị oan sai ngồi trong tù thì làm sao có “hóa đơn đỏ” để chứng minh thiệt hại về thu nhập của cá nhân và gia đình?

Một bất cập nữa là theo quy định trong dự thảo luật, việc xin lỗi công khai người bị oan là một khâu nằm trong quy trình giải quyết yêu cầu bồi thường. Theo đó, nếu như người bị oan có yêu cầu bồi thường thì thủ tục xin lỗi công khai mới được diễn ra. Nếu như người bị oan không yêu cầu bồi thường thì việc xin lỗi công khai sẽ không diễn ra. Vấn đề đặt ra ở đây là cơ quan của nhà nước đã làm oan cho người vô tội. Việc người bị oan có yêu cầu bồi thường thiệt hại về vật chất hay không đó là một việc khác. Nhưng việc tổ chức xin lỗi công khai người bị oan là trách nhiệm mà Nhà nước phải làm mà không phụ thuộc vào người bị oan có yêu cầu hay không yêu cầu. Đó là chưa nói tới trường hợp nếu cơ quan tố tụng khởi tố oan môt người, sau đó tiến hành khám xét chỗ ở, rồi còng tay dẫn đi trước sự chứng kiến của đông đảo người thân thì tổn thương gây ra đối với họ, gia đình họ là lớn biết nhường nào. Thế nhưng dự thảo lại quy định cơ quan có thẩm quyền chỉ xin lỗi khi họ có yêu cầu, nếu không có yêu cầu bồi thường thì việc xin lỗi công khai không diễn ra là vừa bất hợp lý vừa không phù hợp với đạo lý.

Từ những phân tích trên, tôi đề nghị đề nghị ban soạn thảo dự luật này sớm cần sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định rõ là đối với mọi trường hợp oan sai, cơ quan tố tụng có trách nhiệm tổ chức xin lỗi công khai người bị oan sai, mà không bắt buộc họ có yêu cầu hay không yêu cầu.

NV