TheìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấtNướccờngoạigiaocủaSingaporeởBiểnĐô91 phut link bóng đáo những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đônghiện nay, ngày 7/12 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen và người đồng cấp Mỹ Ashton Carter đã ký kết thỏa thuận hợp tác quốc phòng tăng cường, trong đó bao gồm việc cho phép các máy bay do thám P8 Poseidon của Mỹ được triển khai từ đảo quốc này để do thám các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông.
Thỏa thuận này đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của giới học giả và dư luận quốc tế. Báo Tuổi Trẻ đã ghi nhận ý kiến một số chuyên gia về diễn biến mới nhất này của tình hình Biển Đông. Theo đó, bà Rukmani Gupta, chuyên gia phân tích cao cấp về châu Á-Thái Bình Dương, Tuần san quốc phòng IHS Jane’s nhận định việc Mỹ và Singapore ký kết thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng (EDCA) cho thấy mục tiêu của hai nước là đẩy mạnh hợp tác giữa các lực lượng vũ trang hai bên.
“Tôi nghĩ việc triển khai máy bay P8 từ Singapore phản ánh sự tăng cường hợp tác quân sự giữa hai nước hơn là sự thay đổi trong quan điểm của Singapore về tranh chấp Biển Đông. Nó cũng cho thấy sự hiện diện của Mỹ tại khu vực có lợi cho các nước trong khu vực muốn thúc đẩy năng lực quân sự” – bà Gupta cho hay.
Trong khi đó, ông Ken Jimbo, chuyên gia cao cấp của Quỹ Tokyo, phó giáo sư khoa quản lý chính sách Đại học Keio, Nhật Bản, lại cho rằng, động cơ chiến lược chính của Singapore là nhằm tạo sự cân bằng quyền lực tại Đông Nam Á. Theo ông Jimbo, kế hoạch triển khai máy bay do thám P8 Poseidon rõ ràng là một động thái làm cân bằng của Singapore dù nước này giải thích bằng các mục đích cứu trợ nhân đạo và hỗ trợ các cuộc tập trận chung.
Đáng chú ý hơn cả là ý kiến của ông Shahriman Lockman, chuyên gia cao cấp Chương trình Nghiên cứu chính sách đối ngoại và an ninh, Viện Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Malaysia. Ông Lockman nhấn mạnh, Mỹ không nhất thiết triển khai máy bay do thám từ Singapore nếu họ muốn tuần tra Biển Đông. Ngược lại, Singapore có đầy đủ năng lực tuần tra hàng hải.
“Nếu nói rằng Mỹ và Singapore chỉ đang cố gắng thúc đẩy quan hệ quốc phòng thì tôi lấy làm ngạc nhiên rằng sao họ không cho triển khai các chuyến bay do thám này từ trước. Có một khả năng khác là Mỹ đang yêu cầu các đối tác phản ứng mạnh mẽ hơn trước tình hình Biển Đông đang ngày một căng thẳng.
Chúng ta có thể thấy Hàn Quốc thời gian qua đã thôi đưa ra các bình luận lấy lệ về Biển Đông và cử Bộ trưởng Quốc phòng đến diễn đàn ADMM+ ở Kuala Lumpur và Ngoại trưởng đến hội nghị ASEM tại Luxembourg. Do đó không có gì lạ nếu Mỹ thúc Singapore cho phép triển khai máy bay P8 Poseidon.
Tôi cho rằng Singapore vẫn giữ khoảng cách với tranh chấp trên Biển Đông. Họ có thể muốn có quan điểm trong các thảo luận khu vực, bao gồm thảo luận COC, nhưng tôi nghĩ họ sẽ không bất cẩn để mình lún sâu vào tranh chấp. Đây là điển hình của lối ngoại giao lão luyện của Singapore” – chuyên gia Lockman bình luận.
Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay trên báo VnExpress, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko tại Phủ Chủ tịch nhân dịp ông thăm cấp nhà nước đến Việt Nam trong hai ngày 8 và 9/12. Tham dự hội đàm còn có Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Phó thủ tướng Belarus Semashko V.I và nhiều quan chức khác.
Tại buổi hội đàm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Lukashenko khẳng định quyết tâm củng cố và phát triển toàn diện, thực chất quan hệ hữu nghị, truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, đáp ứng lợi ích của hai bên nước, sớm đưa quan hệ song phương lên cấp độ cao hơn.
Đặc biệt, Tổng thống Lukashenko khẳng định ủng hộ lập trường của Việt Nam khi giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, trong đó có vấn đề Biển Đông, bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cũng kêu gọi thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) nhằm bảo đảm an ninh và tự do hàng hải tại Biển Đông.
Thanh Huyền(T/h)
'Bà hỏa' thiêu trụi nhà máy thuốc trừ sâu ở Trung Quốc