【famalicão đấu với porto】Nâng cao chất lượng quy hoạch để phát triển vùng đồng bằng sông Hồng
Tại hội thảo,ângcaochấtlượngquyhoạchđểpháttriểnvùngđồngbằngsôngHồfamalicão đấu với porto Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo tổng kết nghị quyết, cho biết sau gần 20 năm thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, phát triển công nghiệp và phát triển đô thị vùng đồng bằng sông Hồng đã đạt được nhiều kết quả khích lệ.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển công nghiệp và hệ thống đô thị vùng đồng bằng sông Hồng còn nhiều khó khăn và hạn chế. Công nghiệp vùng và các địa phương chủ yếu phát triển theo mục tiêu ngắn hạn, thiếu tính bền vững; nội lực của nền công nghiệp còn yếu, phụ thuộc vào vốn đầu tư nước ngoài… Phát triển đô thị nhiều bất cập; liên kết hệ thống đô thị vùng hạn chế; chất lượng đô thị hoá chưa cao, phát triển đô thị theo chiều rộng là chủ yếu gây lãng phí về đất đai, giảm thiểu mức độ tập trung kinh tế…
Toàn cảnh hội thảo |
Để triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về
Ngày 14/9/2005 Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Sau đó, ngày 28/10/2011, Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Kết luận số 13-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW (Nghị quyết 54-NQ/TW và Kết luận 13-KL/TW). Đây là cơ sở quan trọng, tạo ra nền tảng cho sự phát triển nhanh theo hướng bền vững của vùng. |
việc tổng kết các nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh các vùng kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương được giao chủ trì Đề án Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW, ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Kết luận số 13-KL/TW, ngày 28/10/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW, trên cơ sở đó tham mưu Bộ Chính trị ban hành nghị quyết mới về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
Hội thảo được tổ chức nằm trong chuỗi hội thảo, tọa đàm phục vụ triển khai để án nêu trên. Theo đó, hội thảo nhằm tạo diễn đàn để các cơ quan quản lý, các địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học trao đổi, thảo luận về thực trạng và định hướng phát triển công nghiệp và đô thị vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận vào nhiều nội dung cụ thể, trong đó có 2 nhóm vấn đề chính là phát triển công nghiệp và phát triển đô thị. 5 nhóm vấn đề liên quan là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; nguồn nhân lực; phát triển doanh nghiệp và phát triển vùng và liên kết vùng.
Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng phát biểu tại hội thảo. |
Nhìn chung, các đại biểu đồng tình và thống nhất về các kết quả đạt được sau gần 17 năm thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW, nhất trí về việc tăng cường sự liên kết phát triển vùng trong tương lai, bao gồm cả nội vùng và ngoại vùng.
Các đại biểu khẳng định việc cần đẩy mạnh quy hoạch, làm tốt công tác quy hoạch, tạo một thể thống nhất, đảm bảo sự đồng bộ cho cả vùng; công nghiệp công nghệ thông tin, chuyển đổi số, đô thị là xu thế tất yếu, phải có nhận thức rõ ràng và phát triển thực chất. Phát triển vùng đồng bằng sông Hồng phải gắn với sự phát triển của cả nước, trong đó, cần bám sát nghị quyết của Đảng là nền tảng phát triển.
Ngoài việc thu hút đầu tư, phát triển nguồn nhân lực Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương nêu rõ các tỉnh, thành cũng phải chú trọng về nguồn lực; thu hút đầu tư có chọn lọc, kèm theo đảm bảo vấn đề an sinh xã hội. Giờ là lúc lựa chọn kỹ càng dự án đầu tư, không chạy theo số lượng, làm sao tạo ra giá trị gia tăng cao nhất chứ không phải thâm dụng lao động, hay công nghệ thấp....
Tại hội thảo, đại diện Bộ Xây dựng cũng chỉ ra những bất cập trong vấn đề phát triển hạ tầng vùng đồng bằng sông Hồng trong thời gian qua. Theo Bộ Xây dựng, hệ thống hạ tầng đô thị của vùng còn thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo sự kết nối giữa đô thị và vùng, nhất là về hạ tầng khung, tình trạng ngập úng vẫn còn, đặc biệt tại các đô thị lớn. Tình trạng quá tải, tắc nghẽn giao thông tại các đô thị lớn như Hà Nội chậm được giải quyết. Hạ tầng cấp thoát nước còn nhiều bất cập, chưa có giải pháp hữu hiệu. Chính vì vậy, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng cần phải đổi mới, nâng cao chất lượng quy hoạch, quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng, quy hoạch vùng Thủ đô, quy hoạch tỉnh để tái cấu trúc hệ thống đô thị phù hợp với xu thế phát triển liên kết lãnh thổ, hành lang kinh tế, mạng lưới hạ tầng trong khu vực giữa đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore và khối châu Á - Thái Bình Dương. |