【tỉ số real betis】Cảnh giác chiêu trò dọa… “bắt tạm giam”

Cuối tháng 4/2019,ảnhgiácchiêutròdọabắttạtỉ số real betis Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh tiếp nhận đơn của bà Phạm Thị L. (trú đường Điện Biên Phủ, TP. Huế) trình báo về việc bị một nhóm đối tượng điện thoại, giả danh là cán bộ Công an đang thụ lý điều tra một vụ án liên quan đến bà và yêu cầu bà chuyển tiền vào tài khoản để phục vụ công tác điều tra. Do lo sợ, bà đã chuyển vào số tài khoản 7300108253001 số tiền 700 triệu đồng.

Sau khi chuyển tiền xong, bà L. mới bắt đầu bình tĩnh lại và nghi ngờ mình bị lừa nên đã trình báo với cơ quan Công an. Qua điều tra xác minh, xác định số tài khoản trên là của Mai Văn Thức mở tại Ngân hàng Quân đội, chi nhánh Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Số tiền 700 triệu do bà L. chuyển đến bọn chúng đã chuyển sang một tài khoản khác để chiếm đoạt. 

Cũng vào thời gian này, anh Phan Tấn T. (trú đường Đặng Huy Trứ, TP. Huế) đến cơ quan Công an trình báo về việc bị chiếm đoạt tài sản. Khoảng 7h30 ngày 22/4/2019, anh T. nhận được điện thoại của một người đàn ông giọng Bắc, nói anh nợ Ngân hàng 45 triệu đồng, Tòa án TP. Hà Nội yêu cầu anh T. phải đến Tòa án để tham gia xét xử và yêu cầu anh T. nộp vào tài khoản số tiền 30 triệu đồng nếu không sẽ bị Công an bắt. Anh T. đã chuyển 2 lần với số tiền 30 triệu đồng vào tài khoản của Huỳnh Văn Danh mở tại Ngân hàng ACB chi nhánh Cộng Hòa, TP. Hồ Chí Minh. Sau đó anh T. biết mình đã bị lừa nên đến Cơ quan Công an trình báo.

Theo thống kê chưa đầy đủ của Công an tỉnh, từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh xảy ra hơn 10 vụ, với phương thức thủ đoạn giả danh là lực lượng Công an, để đe dọa, chiếm đoạt tài sản. Qua công tác điều tra, các đối tượng lừa đảo thường gọi đến số điện thoại bàn hoặc điện thoại di động của nạn nhân và nói nạn nhân có liên quan đến một vụ án hình sự, ma túy hay vi phạm các quy định về PCCC. Đối tượng lừa đảo nói nạn nhân có lệnh bắt tạm giam và yêu cầu khai báo có bao nhiêu tiền, tài sản để kiểm tra. Có trường hợp đối tượng lừa đảo gửi lệnh bắt với đầy đủ họ tên và địa chỉ của nạn nhân vào điện thoại di động, nhằm đánh vào tâm lý lo sợ. Sau đó, đối tượng lừa đảo cho số tài khoản ngân hàng, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào ngân hàng để kiểm tra, trường hợp nếu không vi phạm sẽ trả tiền cho nạn nhân. Không ít nạn nhân “cả tin” đã chuyển tiền do lo sợ và không nói cho người thân biết.

Sau khi nhận được tiền, đối tượng lừa đảo tắt máy điện thoại và nạn nhân không liên lạc được. Khi biết mình bị lừa, nạn nhân liên hệ cơ quan Công an và ngân hàng đề nghị phong tỏa tài khoản. Nhưng thường sau khi chuyển tiền, đối tượng lừa đảo đã rút hết tiền hoặc cho một tài khoản ngân hàng khác. Công an Thừa Thiên Huế cho biết, qua xác minh chủ các tài khoản ngân hàng của đối tượng lừa đảo đa số sử dụng tên giả và không có địa chỉ.

Thượng tá Phan Thế Hùng, Phó Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh khuyến cáo: “Người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, khi có người tự xưng là cán bộ cơ quan thực thi pháp luật như Công an, viện kiểm sát, tòa án.. gọi điện đến hỏi việc thì cần bình tĩnh xác minh thông tin, dứt khoát từ chối làm việc qua điện thoại và yêu cầu họ gửi giấy mời hoặc giấy triệu tập hợp lệ (ghi rõ họ tên, chức vụ cán bộ làm việc, ngày giờ, địa chỉ cơ quan làm việc). Tuyệt đội không cung cấp số điện thoại riêng, số tài khoản, thẻ tín dụng, thông tin về nhân thân cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khi chưa biết họ là ai và sử dụng vào mục đích gì. Cơ quan pháp luật không bao giờ thu thập những thông tin đó qua điện thoại. Để phòng tránh bị đánh cắp thông tin cá nhân, người dân cũng lưu ý không mua, bán, cho mượn chứng minh nhân dân, tài khoản cá nhân, các loại thẻ tín dụng; không đưa thông tin cá nhân trên mạng xã hội…”.

Hồng Nhung