【ket qua hang 2 tbn】Tranh cãi việc trao toàn quyền sử dụng con dấu cho doanh nghiệp

Dự thảo Luật Doanh nghiệp(sửa đổi) đề nghị trao quyền quyết định có hay không có con dấu cho doanh nghiệp

Ủy ban Kinh tếbăn khoăn khi bỏ con dấu doanh nghiệp

Trong bản thẩm tra Dự ánLuật Doanh nghiệp (sửa đổi),ãiviệctraotoànquyềnsửdụngcondấuchodoanhnghiệket qua hang 2 tbn Ủy ban Kinh tế chưa an tâm với đề xuất của Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) về việc bỏ thông báo mẫu dấu của doanh nghiệp cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

Ủy ban Kinh tế cho rằng, việc quy định doanh nghiệp có quyền quyết định có hoặc không có con dấu là quy định mới của dự thảo Luật, giúp giảm một thủ tục hành chính cho doanh nghiệp và hiện nay ở nhiều nước trên thế giới quy định về văn bản, hợp đồng,... chỉ cần có chữ ký mà không cần có con dấu là chính thức hợp pháp.

”Tuy nhiên, việc bỏ con dấu có thể giảm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp nhưng sẽ phát sinh những thủ tục khác phức tạp hơn khi có tranh chấp xảy ra”, Bản thẩm tra của Ủy ban Kinh tế phân tích. 

Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải chứng minh tính pháp lý của chữ ký trong trường hợp có tranh chấp đó.

Theo Ủy ban kinh tế, ở nước ta hiện nay, con dấu đang trở thành một yếu tố bảo đảm độ tin cậy để khẳng định địa vị pháp nhân của doanh nghiệp, niềm tin và chính danh đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thuận lợi cho cơ quan quản lý.

Một số luật như Bộ Luật hình sự, Luật Thi hành án dân sự, Luật Cạnh tranh... đang có quy định về sử dụng con dấu.

Đây là lý do Ủy ban Kinh tế cho rằng cần thận trọng, tiếp cận từng bước vấn đề này. 

Các bước cải cách về con dấu doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp hiện hành đã có một thay đổi cơ bản về quy định về quản lý và sử dụng dấu của doanh nghiệp so với Luật Doanh nghiệp năm 2005.

Luật đã chuyển từ cơ chế cơ quan nhà nước cấp dấu cho doanh nghiệp sang cơ chế doanh nghiệp tự làm dấu và tự quản lý việc sử dụng dấu của mình.

Doanh nghiệp đã được trao quyền tự quyết định số lượng con dấu, hình thức mẫu dấu, phương thức quản lý và sử dụng dấu; tự quyết định sử dụng dấu trong giao dịch dân sự.

Trao đổi với phóng viên baodautu.vn, ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), thành viên Ban soạn thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), thay đổi này đã được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá tích cực do xóa bỏ được bất cập trước đây và quản lý dấu của doanh nghiệp.

“Tuy nhiên, quy định hiện hành về quản lý sử dụng dấu của doanh nghiệp vẫn có thể cải cách hơn nữa nhằm cắt giảm chi phí hành chính không cần thiết cho doanh nghiệp và tương thích thông lệ quốc tế tốt”, ông Hiếu nói.

Doanh nghiệp sẽ toàn quyền quyết định về con dấu

Phải nói rõ, sửa đổi quy định về dấu tại Điều 44 trong Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) không phải là bãi bỏ hoàn toàn việc sử dụng dấu của doanh nghiệp.

Ông Hiếu giải thích, sửa đổi này là trao quyền cho doanh nghiệp tự quyết định dấu của doanh nghiệp mình; tùy vào mục tiêu, nhu cầu hoặc tính chất kinh doanh, thì doanh nghiệp có thể lựa chọn có dấu hoặc không có dấu và quyết định phương thức quản lý và sử dụng dấu phù hợp.

“Nói cách khác, sửa đổi quy định về dấu doanh nghiệp trong dự thảo Luật doanh nghiệp (sửa đổi) chỉ là bỏ thủ tục: thông báo mẫu dấu của doanh nghiệp cho cơ quan đăng ký kinh doanh; đồng thời, mở rộng quyền cho doanh nghiệp trong việc quyết định có hoặc không có dấu tùy thuộc vào nhu cầu và tính chất kinh doanh của doanh nghiệp”, ông Hiếu nói.

Hiện tại, theo quy định tại Điều 44 Luật doanh nghiệp, thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thông báo mẫu dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Thủ tục này làm phát sinh chi phí hành chính đáng kể và trong một số trường hợp giảm nhanh nhạy trong kinh doanh của doanh nghiệp.

Thời của chữ ký số

Việc chứng minh tính pháp lý của chữ ký hiện đã không còn là khó khăn như trước đây.

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thì nhiều phương tiện điện tử mới như chữ ký điện tử, công nghệ block chain, … đã và đang thay thế phương tiện truyền thống như dấu, chữ ký truyền thống.

Đây là cơ sở quan trọng để Ban soạn thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đề xuất doanh nghiệp có thể có con dấu hoặc không.

Thực ra, điều này không chỉ đơn giản cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp, mà còn chấp dứt gánh nặng pháp lý mà con dấu đã phải mang lâu nay.

Nhiều tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp hiện nay kéo dài và nhiều trường hợp không thể giải quyết dứt điểm do con dấu bị chiếm giữ bởi một bên. Chính điều này không chỉ ảnh hưởng đến cách bên tranh chấp, mà còn gây ảnh hưởng đến ngừng trệ hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Thậm chí, thói quen đặt niềm tin vào con dấu đã tạo dư địa cho việc ‘lạm dụng’ dấu. Trong nhiều trường hợp, giao dịch bị rủi ro do các bên bỏ qua việc nghiên cứu, tìm hiểu năng lực đối tác khi ký hợp đồng, mà chỉ đơn thuần dựa vào việc đóng dấu.  

“Đã đến lúc các bên trên thị trường phải nhìn nhận, con dấu không phải là bảo chứng cho sự tin cậy. Thay vào đó là chữ ký”, ông Hiếu nói.


Theo Báo cáo Môi trường kinh doanh của Ngân hàngThế giới (WB), đi khắc dấu và thông báo mẫu dấu ở Việt Nam là 2 thủ tục hành chính (trên tổng số 8 thủ tục) và mất 2 ngày (trên 16 ngày).
Thủ tục này khiến chỉ số gia nhập thị trường của Việt Nam bị đánh giá thấp so với đa số quốc gia khác, hiện xếp hạng 114/190 quốc gia.
Đa số các quốc gia khác đã không còn ghi nhận thủ tục về dấu trong chỉ số gia nhập thị trường ở quốc gia đó.