TheínhthứccôngbốBiểutrưngchỉdẫnđịalýquốcgiaViệnhandinh bong dao ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý là một đối tượng đặc biệt, bởi đó là hình thức sở hữu trí tuệ tập thể của cộng đồng những người dân địa phương tại khu vực địa lý, gắn liền với những giá trị lịch sử, văn hóa và phương thức sản xuất độc đáo trong việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Trong những năm qua, Cục Sở hữu trí tuệ với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp đã thúc đẩy hiệu quả việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý một cách toàn diện từ khía cạnh tư vấn hoạch định chính sách, đến việc thực thi nhiều chương trình, dự án hỗ trợ các chủ thể trong việc xác lập quyền, quản lý và quảng bá chỉ dẫn địa lý.
Theo Cục Sở hữu trí tuệ, tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã bảo hộ 120 chỉ dẫn địa lý, bao gồm 108 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam và 12 chỉ dẫn địa lý của nước ngoài (không tính đến các chỉ dẫn địa lý của nước ngoài được bảo hộ theo các điều ước quốc tế).
Trong đó, một số chỉ dẫn địa lý được bảo hộ ở nước ngoài nổi bật như: Chỉ dẫn địa lý "Phú Quốc" cho sản phẩm nước mắm được bảo hộ ở EU, chỉ dẫn địa lý "Bình Thuận" cho sản phẩm quả thanh long được bảo hộ Nhật Bản, chỉ dẫn địa lý "Lục Ngạn" cho sản phẩm quả vải thiều được bảo hộ ở Nhật Bản… Tuy nhiên, việc thiếu dấu hiệu nhận biết chung cho các chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ ở Việt Nam dẫn đến một số khó khăn trong quá trình quản lý chỉ dẫn địa lý.