【nhận định brighton vs liverpool】Nhiều năm tới, xuất khẩu nông sản vẫn chật vật?

nhieu nam toi xuat khau nong san van chat vat

Thu hút DN đầu tư nông nghiệp, nông thôn đã trở thành nhu cầu bức thiết góp phần tăng sức cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: Trần Việt.

Liên tục trượt giá

Tại diễn đàn “DN với nông thôn mới” do Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) tổ chức sáng nay (22-5), tại Hà Nội, chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Đình Bích đánh giá: Thời gian qua diện mạo nông nghiệp, nông thôn Việt Nam có nhiều đổi thay, XK nông sản cũng đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, suốt từ năm 2012 đến nay, XK các mặt hàng nông sản vẫn khó khăn khi giá liên tục sụt giảm.

Nhiều tổ chức uy tín trên thế giới đã đưa ra dự báo, trong 5 hay 10 năm tới, XK nông sản nói chung vẫn sẽ tiếp tục khó khăn do giá nông sản thế giới đang trên đà đi xuống. Dự báo này khá bi quan, nhất là khi soi xét vào trường hợp của Việt Nam, nền kinh tế chủ yếu XK nông sản, đặc biệt là trong bối cảnh nông sản XK Việt Nam chủ yếu mới dừng ở chỗ XK thô chứ chứa chế biến sâu.

“Điểm yếu 'chí mạng' của nông sản Việt Nam là chất lượng thấp, từ đó khiến giá cả thiếu cạnh tranh. Điển hình như đối với mặt hàng XK chủ lực là gạo, hiện nay, Việt Nam đứng trong các nước “top” đầu thế giới về XK gạo nhưng gạo Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu, không kiểm soát được hóa chất, không truy xuất được nguồn gốc và không thuần loại”- TS. Nguyễn Đình Bích nhấn mạnh.

TS. Nguyễn Đình Bích cho rằng, ở hiện tại để giải quyết khó khăn cho XK nông sản nói riêng và tăng sức cạnh tranh của nền nông nghiệp Việt Nam nói chung, hút DN tham gia đầu tư mạnh hơn vào nông nghiệp, nông thôn là điều rất quan trọng.

DN sẽ thúc đẩy liên kết chặt chẽ với bà con nông dân hình thành các chuỗi giá trị, sản xuất hàng hóa theo quy trình kỹ thuật đảm bảo chất lượng, an toàn, tạo uy tín cho sản phẩm XK. Đồng thời, DN cũng tăng liên kết với nông dân, hợp tác xã, hình thành kênh phân phối hàng nông sản, dễ dàng cho truy xuất nguồn gốc.

Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp (Ban Kinh tế Trung ương) bổ sung: Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam tiếp tục nỗ lực tham gia đàm phán nhiều hiệp định thương mại tự do cả song phương và đa phương. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại ổn định với hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Bên cạnh những cơ hội mở ra, xu thế hội nhập quốc tế sẽ mang theo nhiều thách thức trước sự cạnh tranh gay gắt của hàng hóa NK từ các nước phát triển.

Để tăng sức cạnh tranh, việc thu hút DN đầu tư nông nghiệp, nông thôn, đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới thực sự trở thành nhu cầu bức thiết.

Đột phá chính sách để “hút” doanh nghiệp

Theo báo cáo của Vụ Nông nghiệp (Ban Kinh tế Trung ương): Đến nay, Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới sau gần 5 năm triển khai đã làm thay đổi cơ bản diện mạo nông thôn, nông nghiệp.

Cả nước đã có trên 2.200 mô hình hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và cánh đồng lớn với diện tích 403.000 ha. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 78,7% triệu đồng/ha canh tác, tăng 1,73 lần so với năm 2009.

Nông nghiệp là ngành duy nhất xuất siêu với mức 8,5 tỷ USD năm 2013 và 9,5 tỷ USD năm 2014. Hiện nay, Việt Nam đã có 10 sản phẩm XK với kim ngạch trên 1 tỷ USD.

Nhu cầu xây dựng nông thôn mới rất lớn. Với mục tiêu đặt ra là 50% số xã trong toàn quốc hoàn thành và đạt chuẩn xã nông thôn mới, dự kiến tổng nhu cầu vốn ước tính tương đương 73 tỷ USD. Như vậy, số vốn cần bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2011-2020 khoảng 7,3 tỷ USD.

Ông Nguyễn Văn Tiến cho biết, để “nhẹ gánh” hơn cho ngân sách, thời gian qua Nhà nước đã triển khai những chính sách, biện pháp kêu gọi DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, song kết quả còn khá hạn chế.

Bằng chứng là trong năm 2014, vốn huy động triển khai thực hiện Chương trình nông thôn mới toàn quốc từ DN chỉ đạt 3,71%, trong khi kế hoạch đề ra của chương trình là huy động từ DN và vốn khác là 20%.

Theo ông Nguyễn Văn Tiến: Để “hút” được DN đầu tư mạnh mẽ hơn vào nông nghiệp, nông thôn, điểm mấu chốt là phải rà soát, nâng cao chất lượng quản lý quy hoạch như: đất đai, quy hoạch phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gắn với xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa, công khai, minh bạch các quy hoạch, đề án dự án kêu gọi đầu tư.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần có bước đột phá trong việc ban hành những chính sách nhằm đơn giản hóa các thủ tục cấp phép đối với DN, thủ tục triển khai những dự án trong nông nghiệp.

Đồng tình với quan điểm này, một số đại biểu tham dự diễn đàn khẳng định: Việc cần làm còn là điều chỉnh cơ cấu tập trung vào các lĩnh vực có giá trị gia tăng và hiệu quả cao như nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ, giống, chế biến nông sản; đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ công, nhất là lĩnh vực khuyến nông, cung ứng dịch vụ công như xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn; chú ý đến đặc thù của vùng miền và nhu cầu thiết thực của từng địa phương để xây dựng các dự án, đề án phù hợp thu hút DN tham gia…