【kết quả bóng đá giải hạng nhất】Công nghệ số thúc đẩy tăng trưởng chất lượng cao tại Trung Quốc
Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (giai đoạn 2021-2025) của Trung Quốc nhấn mạnh sự phát triển của nền kinh tế số thông qua thúc đẩy hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thực và xây dựng các cụm công nghiệp kỹ thuật số có năng lực cạnh tranh quốc tế,ôngnghệsốthúcđẩytăngtrưởngchấtlượngcaotạiTrungQuốkết quả bóng đá giải hạng nhất từ đó thúc đẩy tăng trưởng chất lượng cao (thuật ngữ chỉ việc cải thiện năng suất lao động và nâng cao hàm lượng công nghệ trong sản xuất).
Tại Hội nghị kỹ thuật số Trung Quốc lần thứ 4, ông Hoàng Khôn Minh, Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản, Trưởng Ban tuyên truyền TW Đảng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tự lực, tự cường, phát triển đổi mới theo định hướng chất lượng cao, nhắm tới xây dựng một quốc gia kỹ thuật số vững mạnh.
Kích hoạt nền kinh tế thực
Ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số đã giúp Trung Quốc đối phó với đại dịch Covid-19 trong nhiều tình huống như truy vết, phân loại và điều trị từ xa. Giờ đây, Bắc Kinh đang thúc đẩy tích hợp sâu rộng công nghệ kỹ thuật số với nền kinh tế thực để nâng cấp các ngành công nghiệp mũi nhọn, tạo tiền đề của phát triển chất lượng cao.
Xu hướng sản xuất thông minh đã trở thành làn sóng tại quốc gia tỷ dân này. Tại nhà máy sản xuất đồ thể thao của ANTA Sports ở Hạ Môn, các công nhân không còn phải thực hiện các công việc thủ công sắp xếp sản phẩm để đi tới địa điểm xử lý tiếp theo.
Với sự hỗ trợ của tự động hoá công nghiệp, dữ liệu lớn (big data) và Internet of Things (IoT), các xưởng sản xuất có thể tự động thực hiện các thao tác may đo, tích hợp logistics và phân loại thông minh với hơn 10 chức năng khác nhau.
Tiếp đó hệ thống treo thông minh sẽ đưa sản phẩm di chuyển quanh xưởng, lên các tầng khác nhau cho các bước kế tiếp, giúp công nhân giảm bớt công việc nặng nhọc trước đây.
“Chúng tôi lấy cảm hứng thiết kế hệ thống từ tàu cao tốc, cho phép quản lý di chuyển đến từng điểm dừng của quy trình sản xuất”, Zhong Xueliang, quản lý dự án tại nhà máy cho biết.
Zhong cũng chia sẻ, mỗi sản phẩm ra khỏi hệ thống đều được tiêu chuẩn hoá và đảm bảo chất lượng. Với việc ứng dụng công nghệ số trong các khâu, quy trình sản xuất một bộ quần áo đã được rút ngắn từ ít nhất là nửa tháng, xuống chỉ còn tối thiểu là 3,5 giờ.
Nhà máy tại Hạ Môn chỉ là một trong số nhiều các nhà máy thông minh mới tại Trung Quốc. Tại thành phố Tuyền Châu, khu chế xuất thuộc tỉnh Phúc Kiến đang chứng kiến hơn 1.500 doanh nghiệp lớn đang tiến hành chuyển đổi số.
“Số hoá giúp nâng cao năng suất lao động và kết quả của nền kinh tế trên đầu người”, Yang Xueshan, Giáo sư Đại học Bắc Kinh cho biết. “Điều cần thiết là phải tích hợp công nghệ kỹ thuật số với các nhà máy truyền thống và nền kinh tế thực”.
Thay đổi sức sống cho nông thôn
Ke Hong, trưởng làng Bạch Hổ ở Phúc Châu, đã thấy công việc của mình trở nên hiệu quả hơn nhiều với trợ giúp của các cảm biến và camera kết nối 5G được lắp đặt xung quanh làng. Ông có thể sử dụng các thiết bị này để giám sát mọi hoạt động cơ sở hạ tầng trong làng như đèn đường, bãi đậu xe hay nắp cống.
Công nghệ số cũng giúp nhân viên cộng đồng của làng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho nhóm người cao tuổi, đặc biệt là những người già neo đơn hay những người mắc bệnh hiểm nghèo.
Ke Shunjun, 78 tuổi, đeo thiết bị vòng tay do làng cung cấp để theo dõi dữ liệu sinh học theo thời gian thực. Nếu có bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào xảy ra, nhân viên y tế theo dõi sẽ được thông báo ngay lập tức.
“Cả gia đình và tôi đều cảm thấy nhẹ nhàng hơn nhiều kể từ khi tôi đeo chiếc vòng theo dõi sức khoẻ, do các con tôi đều làm việc ở ngoài làng”, ông cho biết.
Làng “thông minh” Bạch Hổ là ví dụ cho thấy công nghệ số đã đi sâu và tái định hình lại khu vực nông thôn như thế nào. Đó cũng chính là ưu tiên hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách khi Trung Quốc chuyển trọng tâm từ xóa đói giảm nghèo sang tái thiết nông thôn.
Nông nghiệp xanh cũng là một mũi nhọn để hướng tới tương lai năng suất và “xanh” hơn. Trang trại trồng chè thông minh ở thành phố Phúc An (phía Đông Trung Quốc) hỗ trợ bởi công nghệ 5G, có hơn 100 camera được kết nối để giám sát 24/24 sinh trưởng của cây, nhờ đó dịch bệnh và sâu bệnh có thể được phát hiện ngay lập tức, Liu Shengquan, kỹ thuật viên hệ thống, đồng thời là nông dân trồng chè hơn 30 năm cho biết.
Kết quả là việc sử dụng thuốc trừ sâu được giảm thiểu đáng kể, và thu nhập trên mỗi mẫu (1 mẫu Trung Quốc tương đương 0,067 ha) tăng từ 300 NDT (46 USD) tới 500 NDT/năm, ông Liu chia sẻ.
“Dữ liệu sẽ trở thành nguồn tài nguyên mới cho sản xuất nông nghiệp”, Zhang Zujin, Phó Tổng giám đốc Phúc An Nong Ken Group, một doanh nghiệp quốc doanh tại địa phương cho biết. “Nông nghiệp kỹ thuật số đang mở ra những cơ hội phát triển mới và dự kiến sẽ đạt được mức tăng trưởng đáng kể trong tương lai”.
Vinh Ngô (Theo XinhuaNet)
Trung Quốc sử dụng blockchain quản lý trại giam
Bộ Tư pháp Trung Quốc đã phê duyệt sử dụng hệ thống blockchain (chuỗi khối) trong hoạt động quản lý trại giam tại nước này.