Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi (ODA NSC) với nhóm 6 ngân hàng tài trợ (ngày 15-11) đã nêu cụ thể một số vướng mắc triển khai các dự án và đề xuất giải pháp tháo gỡ.
Trong báo cáo đánh giá,ệnphaacutepkhắcphụcchậmtrễviệcgiảbxh bong da ý các nhà tài trợ gồm WB, ADB, KEXIM, AfD, JICA, KFW, những nhà tài trợ vốn ODA có tỷ trọng lớn cho Việt Nam đã “điểm danh” một dự án chậm trễ.
Nguồn lực bị lãng phí
Các dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành (nguồn vốn Ngân hàng Phát triển châu Á, ADB) chậm giải phóng mặt bằng và tái định cư do thiếu nguồn vốn đối ứng; không tuân thủ với chính sách an toàn tái định cư của ADB và vượt quá mức chi phí dự án. Đầu năm 2012, dự án đã bị đình chỉ do thiếu nguồn vốn đối ứng dành cho công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư. Việc thiếu vốn đối ứng vẫn tiếp tục diễn ra trong năm 2013. Ngoài ra, dự án còn gập vấn đề trong khâu giải phóng mặt bằng.
Dự án đã qua 38% tổng thời gian thực hiện nhưng chưa tổ chức hoạt động trao thầu và giải ngân. Điều này làm cho dự án phải đối mặt với việc vượt chi phí dự án quá lớn. Kế hoạch đợt 2 tiếp tục bị trì hoãn do không thực hiện đợt 1. Nếu phần vốn đối ứng còn lại cho năm 2013 chưa được bố trí, một lần nữa dự án có thể bị đình chỉ và sẽ thuộc diện xem xét hủy bỏ dự án.
Dự án Bảo tồn và Quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên khu vực vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (nguồn vốn KfW) cũng bị chậm tiến độ do sự phối hợp yếu kém giữa UBND tỉnh, BQLDA, Vườn quốc gia; thiếu cán bộ kiểm lâm được đào tạo chuyên nghiệp…
BQLDA có quá nhiều cán bộ mà không rõ ràng về chức năng nhiệm vụ và có nhiều biến động về cấp quản lý; thiếu sự phối hợp và đóng góp với các phòng ban cấp tỉnh liên quan; vai trò trung tâm của Vườn Quốc gia trong dự án không được quan tâm đầy đủ.
Dự án xây dựng cầu Nhật Tân (nguồn vốn JICA, Nhật Bản) đang đối mặt với việc chậm trễ do trì hoãn trong các thủ tục về giải phóng mặt bằng và tái định cư, chậm trễ trong việc đấu thầu do phải đấu thầu lại vì các nhà thầu tiềm năng nhận thấy rủi ro cao do chậm bàn giao đất; quá trình thực hiện hợp đồng, tiến độ giải phóng mặt bằng còn chậm.
Ngoài ra có các dự án chậm tiến độ khi triển khai gồm Dự án Phát triển cây ao su tiểu điền ở 10 tỉnh miền Trung (nguồn vốn AfD), dự án Hệ thống Cấp nước Khánh Hòa Tây (nguồn vốn KEXIM) ; Dự án Phát triển giao thông Đô thị Hà Nội (HUTDP, nguồn vốn WB)…
Nói về vấn đề này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh: “Số vốn đi vào thực hiện đạt 1/3 và 23 tỷ USD chưa giải ngân được trong thời gian 7 năm qua từ nguồn hỗ trợ cam kết của riêng nhóm 6 ngân hàng cho thấy ta đang lãng phí một nguồn lực vô cùng quan trọng trong phát triển”.
Một số khuyến nghị
Nhằm thúc đẩy việc thực hiện dự án, các nhà tài trợ nêu nhiều giải pháp, trong đó nhấn mạnh tới việc cải thiện tốc độ thanh toán và phân bổ vốn đối ứng; tái cơ cấu các Ban Quản lý dự án (BQLDA); phát triển khung chính sách chung cho vấn đề tái định cư, cải thiện công tác quản lý hợp đồng...
Các khuyến nghị bao gồm: Tiêu chí thành lập BQLDA để hạn chế số lượng BQLDA; nhấn mạnh vào cơ cấu quản lý dự án đối với các dự án đa cấp, đa ngành; hướng dẫn quản lý dự án mới cho các chủ dự án và sử dụng BQLDA chuyên nghiệp.
Về vấn đề tái định cư, 6 ngân hàng mong muốn tạo sự cân bằng hợp lý giữa lợi ích của những nhà phát triển và người sử dụng đất, đặc biệt là người nông dân. Theo đó, ADB và WB đã tài trợ một nghiên cứu về định giá đất và quá trình sửa đổi Luật Đất đai hiện tại. Kết quả của nghiên cứu sẽ giúp tham vấn cho Bộ TNMT trong việc sửa đổi Luật Đất đai…
Về tốc độ thanh toán và phân bổ vốn đối ứng, nhóm 6 ngân hàng đánh giá đã có tiến bộ. Một số khuyến nghị của 6 ngân hàng đã được đưa vào một khuôn khổ chính sách pháp lý toàn diện. Nhóm 6 ngaanh hàng cho rằng vẫn có khả năng thực hiện thêm các cải cách liên quan đến công tác quản lý tài chính.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương cho rằng trong quá trình triển khai các dự án ODA, các biện pháp giải quyết vướng mắc phải được thể chế hóa và hoàn thiện các chính sách về ODA theo hướng đồng bộ, phù hợp thông lệ quốc tế.
(Theo Chinhphu.vn)