【bóng đá trực tiếp châu âu】Gấp rút phòng bệnh viêm não Nhật Bản
Trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một trường hợp mắc bệnh viêm não Nhật Bản (VNNB) ở xã Vị Trung,ấprtphngbệnhvimnoNhậtBảbóng đá trực tiếp châu âu huyện Vị Thủy. Bệnh có thể phát triển thành dịch nếu không triển khai các giải pháp phòng tránh hiệu quả.
Đa số người dân ở xã Vị Trung (huyện Vị Thủy) chưa có kiến thức về bệnh VNNB.
Bệnh VNNB là căn bệnh rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 20% và di chứng để lại khoảng 60%. Bệnh có thể mắc ở tất cả mọi người nếu chưa có miễn dịch, nhưng dễ mắc nhất là trẻ dưới 15 tuổi.
Trẻ bệnh do chưa tiêm vắc-xin phòng bệnh
Theo lời gia đình em P.N.N.H., sinh năm 2010, ở ấp 9, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, em đang nằm điều trị bệnh VNNB ở Bệnh viện Nhi Đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh, điều trị bệnh khoảng 1 tháng nay mà tình trạng vẫn chưa khả quan, gia đình thật sự rất lo lắng. Trước đây, em chưa được tiêm vắc-xin phòng bệnh VNNB.
Ông Lê Văn O, Trưởng trạm Y tế xã Vị Trung, cho biết: “Năm 2014, tỉnh có triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin VNNB trên phạm vi toàn tỉnh, Trạm Y tế xã cũng triển khai chiến dịch này, nhưng em N.H. lúc này không thuộc diện được tiêm chủng, gia đình cũng không có tiêm vắc-xin dịch vụ cho em, nên em chưa có miễn dịch với bệnh VNNB. Nhiều năm trước, xã không có trường hợp nào mắc bệnh này, em N.H. là trường hợp đầu tiên trong năm nay”. Đây cũng là cas bệnh VNNB đầu tiên của tỉnh trong năm 2017, những năm trước tỉnh không ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh này.
Do bệnh VNNB có thể phát triển thành dịch nếu không có giải pháp phòng, chống hiệu quả ở ấp 9 và một số ấp lân cận ở xã Vị Trung. Bước đầu, cán bộ y tế ở xã đã điều tra tiền sử trẻ tiêm vắc-xin VNNB từ 1-5 tuổi, em nào chưa tiêm đủ liều vắc-xin sẽ triển khai tiêm cho các em để phòng bệnh. Tháp tùng cùng cán bộ y tế đi điều tra ở cộng đồng, cán bộ này cho biết đa số trẻ dưới 5 tuổi có tiêm vắc-xin VNNB, nhưng trẻ trên 5 tuổi đa số chưa được tiêm.
Người dân ở xã này đa số chưa có kiến thức về căn bệnh nguy hiểm VNNB. Chị Trần Thị Diễm Tú, ở ấp 9, có một con được 5 tuổi, em là một trong ít trường hợp trẻ từ 1-5 tuổi chưa được tiêm vắc-xin phòng bệnh, cho biết: “Chưa biết bệnh VNNB là như thế nào? Trước đây, do tôi đi làm ở Thành phố Hồ Chí Minh nên cháu lúc ở đây lúc lên Thành phố Hồ Chí Minh vì vậy mà chưa tiêm vắc-xin đầy đủ”.
Còn chị Đặng Thị Ngoán, ở ấp 10, có hai người con, một bé 4 tuổi, đã được tiêm vắc-xin VNNB, còn một bé 10 tuổi chưa tiêm vắc-xin. Chị Ngoán nói: “Trước giờ chỉ nghe tên bệnh VNNB chứ chưa biết bệnh đó nguy hiểm như thế nào, lây bệnh làm sao? Chỉ biết cán bộ y tế kêu tiêm vắc-xin VNNB thì cứ tiêm cho cháu thôi. Biết bệnh nguy hiểm, tôi sẽ đưa con gái lớn đi tiêm dịch vụ để phòng bệnh”. Nhiều người dân khác ở ấp 9, ấp 10 cũng chưa biết được bệnh VNNB nguy hiểm như thế nào?
Phòng bệnh bằng cách nào ?
Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Lành, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, bệnh VNNB đã có vắc-xin phòng bệnh và đã có triển khai tiêm vắc-xin này trong chương trình tiêm chủng mở rộng, vì vậy gia đình cần đưa trẻ đi tiêm vắc-xin VNNB đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất. Mũi 1: Lúc trẻ được 1 tuổi; mũi 2: Sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần; mũi 3: Cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi. Tại ấp 9 và một số hộ dân ở các ấp lân cận, xã Vị Trung, qua điều tra sẽ tiêm vắc-xin miễn phí cho trẻ từ 1-5 tuổi nếu chưa tiêm đầy đủ liều vắc-xin VNNB, còn đối với những trẻ trên 5 tuổi sẽ vận động gia đình đưa trẻ tiêm vắc-xin VNNB dịch vụ để phòng bệnh.
Bệnh VNNB làm tổn thương nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương, tỷ lệ tử vong cao nên mọi người nếu chưa có miễn dịch đều có thể mắc bệnh, nhưng thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Từ tháng 4-9 là thời gian dịch bệnh này phát triển. Bệnh không lây trực tiếp từ người sang người. Bệnh được truyền sang người qua muỗi đốt. Muỗi hút máu động vật bị nhiễm vi-rút (thường là từ lợn, chim) rồi lại đốt người và truyền bệnh cho người. Loài muỗi chính truyền bệnh này là muỗi Culex. Đây là loài muỗi thường sinh sản và trú đậu ở ruộng lúa nước. Muỗi thường hoạt động mạnh nhất vào lúc chập tối từ 6-10 giờ tối.
Ngoài phòng bệnh bằng cách tiêm vắc-xin, việc phòng tránh muỗi đốt là giải pháp cũng mang lại hiệu quả phòng bệnh. Các gia đình nên thực hiện ngủ mùng cả ngày lẫn đêm, thường xuyên sử dụng các biện pháp thông thường, như: nhang muỗi, thuốc xịt muỗi,… để xua, diệt muỗi. Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại để muỗi không có nơi trú đậu và nên dời chuồng gia súc xa nhà.
Chủ động đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch và tránh muỗi đốt Trước tình hình thực tế tỉnh đã ghi nhận một trường hợp mắc bệnh VNNB và hiểu biết của người dân về căn bệnh này còn rất hạn chế, ngành y tế sẽ tăng cường tuyên truyền nâng cao hiểu biết của người dân về bệnh VNNB. Các gia đình cần chủ động đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch và tránh muỗi đốt là hai giải pháp quan trọng, hiệu quả nhất phòng bệnh VNNB. Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng nhức đầu, nôn ói,… cần phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. |
Bài, ảnh: HỒNG DIỄM