【nhận dinh bong da】Băn khoăn chất lượng nước mặt
Theănkhoănchấtlượngnướcmặnhận dinh bong dao kết quả quan trắc năm 2015, chất lượng nước mặt tại một số khu vực đã bị ô nhiễm. Thế nhưng, nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh vẫn có thể sử dụng được cho mục đích cấp nước sinh hoạt khi có biện pháp xử lý phù hợp. Đó là công bố của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Hội thảo đóng góp ý kiến cho dự thảo “Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường tỉnh Hậu Giang năm 2015”.
Chất lượng nước mặt trên kênh xáng Xà No đang có dấu hiệu ô nhiễm nặng.
Vẫn còn diễn biến phức tạp
Những năm gần đây, với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh, cùng với việc chưa kiểm soát hết được việc xử lý các chất thải, tỉnh đang phải đối mặt với sự ô nhiễm và suy thoái môi trường sinh thái, đặc biệt là nguồn nước mặt. Chính vì thế, công tác quản lý, bảo vệ môi trường luôn được ngành chức năng đặc biệt quan tâm hơn. Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, chất lượng nước mặt các kênh rạch năm 2015 so với năm 2013 đã có chuyển biến đáng kể, nhưng so với năm 2014 thì ít có sự chuyển biến tích cực, chỉ số chất lượng nước ở một số vị trí quan trắc có xu hướng tăng lên.
Tại các sông, kênh rạch chính trên địa bàn như khu vực kênh xáng Xà No, Cái Côn, Lái Hiếu, sông Hậu đoạn chảy qua địa bàn huyện Châu Thành, một số tuyến sông thuộc huyện Long Mỹ… chất lượng nước đều đã bị ô nhiễm thể hiện qua kết quả các thông số như: sắt, TSS, N-NO2-, N-NH4+, BOD5, COD và P-PO43-, Coliforms đã vượt giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT. Đặc biệt, tại các điểm thường xuyên tiếp cận với lượng nước thải lớn từ các khu đô thị, chợ, nhà máy, xí nghiệp thì chất lượng nước tại nơi này đã bị ô nhiễm nặng cần phải có biện pháp xử lý trong tương lai.
Theo kết quả quan trắc, nồng độ các chỉ tiêu môi trường tại 32 điểm quan trắc nước mặt trong những năm gần đây cho thấy, chất lượng môi trường nước mặt tại hầu hết các điểm quan trắc đều bị ô nhiễm chất hữu cơ và vi sinh. Các chỉ tiêu về mức độ ô nhiễm, tại đa số các cơ sở đều vượt quy chuẩn Việt Nam từ 0,4-6,5 lần. Cụ thể: chất rắn lơ lửng tại các điểm, khu vực đều vượt cao từ 0,6-6,5 lần so với quy chuẩn quy định, hàm lượng BOD, COD đều cao hơn so với giới hạn cho phép; hàm lượng vi sinh ở một số điểm quan trắc biến động mạnh, vượt hơn giới hạn cho phép đến 2,3 lần,…
Tại Hội thảo đóng góp ý kiến cho dự thảo “Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường tỉnh Hậu Giang năm 2015” do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh tổ chức, ông Đào Trọng Ngữ, Giám đốc Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh, đánh giá: Chất lượng nước mặt các kênh rạch năm 2015 so với năm 2013 đã có chuyển biến đáng kể, thế nhưng vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Nguồn nước mặt tại các vị trí quan trắc ngoài việc bị ô nhiễm hữu cơ cũng đã ô nhiễm vi sinh do tác động từ nước thải, chất thải thải ra, đặc biệt là nguồn nước mặt gần các chợ và khu đông dân cư, đây là vấn đề hết sức đáng lo ngại, cần sự quan tâm và có biện pháp xử lý của các cấp, các ngành trong công tác bảo vệ môi trường và cụ thể là bảo vệ nguồn nước mặt, vì nguồn nước mặt có ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến sinh hoạt, sức khỏe và hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân.
Cần sự vào cuộc
Trước thực tế này, tỉnh xác định việc bảo vệ môi trường, nhất là môi trường nước mặt là trách nhiệm và cần sự quyết tâm vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền, toàn thể nhân dân và các doanh nghiệp. Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh đã có công văn về việc tăng cường công tác bảo vệ môi trường nước trên tuyến kênh xáng Xà No cũng như tình hình gây ô nhiễm môi trường tại các dự án chợ và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Theo đó, các cấp chính quyền cũng như ngành chức năng tổ chức truyền thông sâu rộng để nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, đặc biệt là đối với các chủ cơ sở sản xuất và người dân có hoạt động xả thải; phát huy vai trò giám sát của các ngành chức năng, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội tại địa phương. Đồng thời, các ngành có liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất, xử lý nghiêm gắn với hậu kiểm các doanh nghiệp, cá nhân vi phạm luật về môi trường. Đẩy mạnh các hoạt động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải thông qua việc thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ở các dự án.
Ông Hoàng Quốc Cường, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, cho biết: “Trong thời gian tới, sở sẽ tập trung quan trắc môi trường, mở rộng phạm vi cả diện, điểm và đối tượng, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ điều tra, khảo sát, đánh giá toàn diện các nguồn chất thải gây ô nhiễm trên các tuyến kênh. Từ đó, tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch, các giải pháp cải tạo, khắc phục, xử lý các điểm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đồng thời, tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, kiên quyết xử lý những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng...
Theo kết quả quan trắc môi trường tỉnh năm 2015, chất lượng nước mặt tại một số khu vực quan trắc trên địa bàn tỉnh đã bị ô nhiễm. Cụ thể: có 6/32 điểm đã bị ô nhiễm nặng, có 10/32 điểm quan trắc có dấu hiệu ô nhiễm, các điểm quan trắc còn lại có chất lượng nguồn nước mặt còn khá tốt, phục vụ cho mục đích tưới tiêu và mục đích tương đương khác. |
Bài, ảnh: THANH THÚY