【truc tiep bong da viet nam hom nay】Brexit đã ấn định nhưng vẫn còn nỗi lo
Mặc dù đến tháng 3-2019,đấnđịnhnhưngvẫncnnỗtruc tiep bong da viet nam hom nay Anh mới chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) hay còn gọi là Brexit, nhưng quá nhiều bất lợi đang diễn ra đối với cả Chính phủ của Thủ tướng Theresa May và EU.
Thủ tướng Anh Theresa May phát biểu ở London ngày 19-6. Ảnh: TTXVN
Văn phòng kiểm toán Deloitte tại Pháp công bố: “Qua khảo sát 2.242 người lao động có quốc tịch nước ngoài tại Anh, đã có hơn 30% người được hỏi có ý định rời khỏi Anh trong vòng 5 năm tới nếu Brexit. Trong số những người có ý định rời nước Anh có 28% muốn trở về đất nước quê hương mình, 14% cho biết sẽ đến Tây Ban Nha, 11% dự định sẽ đến Mỹ, 9% cho biết sẽ đến Australia và 8% muốn đến Canada. Anh hiện có 11% lực lượng lao động là người nước ngoài nên sự ra đi của họ sẽ gây những ảnh hưởng lớn đến các khu vực đô thị phát triển cao của đảo quốc Sương mù. Nhiều chuyên gia dự đoán, các nhà tuyển dụng Anh có nguy cơ gặp khó khăn để thay thế những vị trí bị bỏ trống vì làn sóng người lao động trình độ cao ra đi, nhất là trong trường hợp kết quả đàm phán Brexit dẫn đến việc nước Anh cứng rắn hơn trong cách thức tuyển dụng lao động quốc tế xảy ra.
“Chảy máu chất xám” hay mất nguồn nhân lực chất lượng cao là chuyện lâu dài, điều mất mát trước mắt là Nội các Anh đang bị chia rẽ nghiêm trọng. Trước nhất là việc nước Anh sẽ chọn phương án Brexit “cứng” hay “mềm” khi đàm phán Brexit được đặt lên hàng đầu. Do Đảng Bảo thủ cầm quyền đã không giành được đa số ghế tại Hạ viện trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua nên quan điểm Brexit “cứng” của Thủ tướng Anh Theresa May trở nên bấp bênh và nhiều thành viên chính phủ đã có những cách nhìn khác nhau về Brexit. Chính phủ của Thủ tướng Theresa May đã lên các kế hoạch Brexit “cứng”, bao gồm rời khỏi thị trường chung EU, đạt thỏa thuận hải quan mới, nắm quyền kiểm soát đường biên giới và hạn chế người nhập cư từ EU. Thủ tướng Theresa May từng tuyên bố “thà không có thỏa thuận còn hơn đạt được một thỏa thuận tồi cho nước Anh”. Ngược lại, phe ủng hộ Brexit “mềm” cho rằng cần phải linh hoạt trong thỏa thuận để nước Anh không bị thiệt hại. Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond cho rằng, nước Anh cần phải thông minh tìm cách hợp tác với EU để khi không còn trong liên minh, hai bên vẫn duy trì được những lợi ích vốn có trước đến nay. Ông Hammond khẳng định: “Quan điểm của tôi là tìm cách đảm bảo chúng ta sẽ duy trì mối quan hệ gần gũi và đôi bên cùng có lợi giữa nước Anh với EU”.
Những bất đồng trong Nội các Anh đang khiến Thủ tướng Theresa May rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Bởi lẽ, ngày càng có nhiều lời kêu gọi Thủ tướng Theresa May nên có lập trường mềm mỏng hơn trong đàm phán Brexit, nghĩa là chấp nhận nhượng bộ nhiều hơn, trong đó ưu tiên vấn đề kinh tế. Nhưng nếu làm như vậy, bà có thể sẽ phải đối mặt với sự thay đổi lãnh đạo ngay lập tức trong Đảng Bảo thủ của mình. Bộ trưởng phụ trách vấn đề Brexit David Davis khẳng định, dù vị thế của chính phủ yếu hơn sau cuộc tổng tuyển cử, nhưng sẽ không có quan điểm ngược lại từ Thủ tướng Theresa May trong kế hoạch Brexit.
Về phía EU, Ủy viên phụ trách ngân sách EU Gunther Oettinger nhận định, khối này có nguy cơ bị thâm hụt ngân sách 20 tỉ euro mỗi năm cũng như đối mặt với nhiều thách thức gia tăng về chi phí như vấn đề quốc phòng, do ảnh hưởng của Brexit. Theo đó, riêng vấn đề Brexit đã khiến ngân sách EU thâm hụt khoảng 10 tỉ euro mỗi năm. Cùng với đó, EU phải chi trả tài chính cho các nhiệm vụ mới như quốc phòng, an ninh nội địa với dự tính những khoản này cũng tốn thêm tới 10 tỉ euro. Năm 2017, dự kiến ngân sách EU đạt 157,9 tỉ euro theo mức cam kết. Trong đó, nước Anh đóng góp “ròng” cho ngân sách châu Âu với mức 10 tỉ euro mỗi năm. Nguy cơ nguồn ngân sách giảm làm dấy lên mối lo ngại về những căng thẳng trong vấn đề đóng góp tài chính giữa 27 nước thành viên còn lại của EU. Một số nước đóng góp “ròng” ngân sách yêu cầu giảm chi tiêu quốc phòng, trong khi những nước thụ hưởng “ròng” lại không mấy “vui vẻ” khi phải giảm quỹ liên kết vốn tài trợ cho khu vực nghèo nhất của EU.
Trước những bất đồng trong nội bộ Anh cũng như thiệt hại của EU khi Brexit, một kịch bản khả thi vẹn cả đôi đường đang được cả hai phía hướng đến để Anh chia tay EU không còn bịn rịn.
HN tổng hợp